Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Phòng thí nghiệm Quang - Quang Phổ, Đại học Quốc gia TP.HCM

Phòng thí nghiệm Quang - Quang phổ là phòng thí nghiệm của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia TP.HCM  đã và đang thực hiện nhiều hướng nghiên cứu từ cơ bản đển ứng dụng, điển hình trong số đó là nghiên cứu quantum dot, hiệu ứng quang xúc tác để diệt khuẩn, các loại màng mỏng cơ, nhiệt, điện, quang với nhiều ứng dụng tiềm năng, cũng như xây dựng quy trình chế tạo tinh thể phi tuyến hiệu suất cao, các cảm biến nano sinh học,...

Lĩnh vực hoạt động:

- Nghiên cứu khoa học khoa học cơ bản  và ứng dụng : phòng thí nghiệm Quang – Quang Phổ - bộ môn vật lý ứng dụng đã và đang thực hiện nhiều hướng nghiên cứu từ cơ bản đển ứng dụng, điển hình trong số đó là nghiên cứu quantum dot, hiệu ứng quang xúc tác để diệt khuẩn, các loại màng mỏng cơ, nhiệt, điện, quang với nhiều ứng dụng tiềm năng, cũng như xây dựng quy trình chế tạo tinh thể phi tuyến hiệu suất cao, các cảm biến nano sinh học, v.v… 

- Phục vụ công tác giảng dạy : Đây còn là nơi để sinh viên vận dụng các kiến thức đã học trên lớp vào thực tế, giúp các em bước đầu tiếp cận với phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học, cũng như tiếp cận với những công nghệ mới, phương pháp mới để các em có thể thích nghi tốt với công việc thực tế sau khi tốt nghiệp.

- Một trung tâm đo đạc: Với hệ thống trang thiết bị hiện đại như hệ đo PL sử dụng laser cực tím có khả năng kích thích quang mọi mẫu vật chất, hệ đo quang phản xạ, truyền qua- hấp thụ UV-VIS từ vùng cực tím đến hồng ngoại, hệ đo đặc tuyến I-V sử dụng phần mềm do Đức sản xuất, phòng thí nghiệm Bộ môn vật lý ứng dụng đã phục vụ nhu cầu đo được cho các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nhà trường như Khoa vật liệu, phòng thí nghiệm công nghệ nano, v.v…

Những hướng nghiên cứu chính tại PTN:

- Màng mỏng nano: Chế tạo và nghiên cứu tính chất của các loại màng có nhiều ứng dụng trong thực tế như màng TiO2, TiN, WO3, ZnO, SnO2… để chế tạo LED cực tím, màng quang xúc tác để diệt khuẩn, cũng như các loại màng cơ học để tăng độ bền cho các công cụ cơ khí, màng quang học, màng nhạy khí, v.v…

- Công nghệ nano: Chế tạo chấm lượng tử CdS, CdSe, các cảm biến nano sinh học để ứng dụng trong y học, v.v….

- Quang phi tuyến : Chế tạo tinh thể KDP hiệu suất quang phi tuyến cao bằng phương pháp pha tạp, sử dụng phương pháp Zcan để nghiên cứu các tính chất quang phi tuyến bậc III trong chất hữu cơ, sử dụng tương tác giữa laser và chất hữu cơ cho các ứng dụng trong khoa học pháp y, tìm kiếm các loại vật liệu hữu cơ có độ cảm phi tuyến lớn, cũng như các hiệu ứng quang phi tuyến bậc III có nhiều ứng dụng trong y sinh, v.v….

Tình hình đầu tư phòng thí nghiệm đến tháng:

1.1. Năm bắt đầu triển khai đầu tư:2009 Năm kết thúc:

1.2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư PTN:

1.3 Tổng giá trị thiết bị :

1.4 Tổng vốn đầu tư đã thực hiện đến thời điểm báo cáo:

See this content in the original post