Mã số N1094: Doanh nghiệp xã hội Kỹ năng sinh tồn SSVN
I. Những thành tích của tập thể, cá nhân trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Những thành tích của tập thể:
1.1. 55.000 người Việt Nam đã tiếp cận được kiến thức sơ cấp cứu qua các chương trình của SSVN
- Đào tạo sơ cấp cứu truyền thống thương mại: hơn 6.300 lượt tham gia thông qua các chương trình thương mại tới từ hơn 100 doanh nghiệp.
- Hơn 33.700 lượt tham gia là đối tượng học sinh, sinh viên, người yếu thế thông qua các chương trình phi lợi nhuận.
1.2. SSVN tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ và các kênh truyền thông trong phổ cập kiến thức Sơ cấp cứu
- Ứng dụng di động Sơ cấp cứu - ứng dụng hướng dẫn sơ cứu miễn phí đầu tiên bằng tiếng Việt: Hơn 10.000 lượt tải từ 2017.
- Hệ thống đào tạo trực tuyến e-learning đầu tiên tại Việt Nam elearning.survivalskills.vn và là một trong những đơn vị đào tạo đầu tiên sở hữu hệ thống e-learning riêng, đã tự chủ được công nghệ.
- SSVN tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ và các kênh truyền thông mới trong phổ cập kiến thức sơ cứu tới hơn 20.000 lượt theo dõi.
- Chương trình truyền hình hướng dẫn sơ cứu: đã thực hiện 12 số trên các kênh VTV và HTV.
1.3 Dự án SSVN lọt top 10 cuộc thi Blue Venture Award 2019.
1.4 Thành tích thương mại của SSVN
- Mặc dù mới ra mắt dịch vụ thương mại từ giữa năm 2018, đến nay SSVN đào tạo hơn 6.300 học viên thu phí tới từ hơn 100 doanh nghiệp và thương hiệu lớn
- Với đội ngũ chỉ có 4 người trong đó có 3 người đồng sáng lập nhưng đến hết năm 2018, SSVN đã đạt được lợi nhuận 106.237.846 VNĐ trong 6 tháng đầu hoạt động và đạt 241.898.843 VNĐ với tháng cao điểm đạt 300.510,261 VNĐ doanh thu.
2. Những thành tích của cá nhân
2.1. ThS. Hồ Thái Bình:
a. Chức danh: Đồng sáng lập - Giám đốc DNXH Kỹ năng Sinh tồn SSVN
b. Thành tựu:
- Giải thưởng:
Top 5, Giải thưởng Doanh nhân Cộng đồng Blue Venture Award 2019 – SiGen.
Top 10, Giải thưởng Doanh nhân Cộng đồng Blue Venture Award 2019 – Kỹ năng Sinh tồn SSVN.
Giải khuyến khích, Cuộc thi ý tưởng Khoa học – Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu(2015).
- Tác động xã hội:
Cố vấn, đào tạo viên, diễn giả, giám khảo các cuộc thi và phong trào về Khởi nghiệp tạo tác động như: Hult Prize, VSIC, SIFE/Enactus Regional Cub, Active Citizen.
Tác giả, Ứng dụng di động Sơ Cấp Cứu (2016).
Chủ tịch, Hội cựu du học sinh Vũng Tàu (Overseas Alumni in Vung Tau) (2015 đến nay).
2.2. ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang:
a. Chức danh: Phó giám đốc - DNXH Kỹ năng Sinh tồn SSVN.
b. Thành tựu
2014 – nay: Đồng sáng lập Công ty Kỹ năng Sinh tồn SSVN, Phó giám đốc kiêm Kết nối cộng đồng, Phát triển kinh doanh và Đào tạo Sơ cấp cứu.
2019 – nay: Sáng lập TA Relationship & Healing Coaching và là nhà khai vấn coach.
2014 - nay: Trợ giảng và trực tiếp hướng dẫn các lớp đào tạo Sơ cấp cứu cá nhân và doanh nghiệp.
2.3. Chuyên gia cấp cứu ngoại viện Toney Coffey
a. Chức danh: Chuyên gia đào tạo và phát triển chương trình.
b. Thành tựu:
Là chuyên gia với hơn 30 năm kinh nghiệm & tác giả của các sách đào tạo sơ cấp cứu phổ biến nhất Úc và New Zealand
2007 – 2010: Chứng chỉ Khoa học Y tế, Cấp cứu.
2015: Chứng chỉ cấp độ IV, Đào tạo và Sát hạch.
Hiện tại: Văn bằng Giáo dục và Đào tạo Nghề & Văn bằng Đào tạo Thiết kế và Phát triển Kinh nghiệm chuyên môn.
c. Hoạt động xã hội:
1994 – hiện tại: Surf Lifesaving, Sydney – Chuyên gia đánh giá và hỗ trợ huấn luyện viên.
2000 – 2007: Lướt sóng Lifesaving – Giám sát Giáo dục Sydney.
2003 – 2005: Surf Lifesaving, Sydney – Phó Giám đốc Cứu hộ mạng sống.
II. Những thách thức mà SSVN đang đối mặt:
A. Tình trạng sơ cấp cứu tại Việt Nam vẫn chưa được phổ biến rộng rãi
1. Vấn đề:
Tại các nước phát triển, kỹ năng Sơ cấp cứu và Thoát hiểm được đào tạo rộng rãi trong chương trình học, tại các trường học, công ty và cộng đồng và được tập huấn nhắc lại hằng năm (Ví dụ: Tại Úc, lớp đào tạo thao tác hồi sức tim phổi nhắc lại hằng năm, sơ cấp cứu mỗi 3 năm).Tuy nhiên, hầu hết người dân ở Việt Nam chúng ta chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng mang tính sống còn này. Hiện tại các kiến thức chỉ được dạy bắt buộc tại một số công ty lớn, hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro sức khỏe cao.
Thực trạng chung, phần lớn các nạn nhân không được sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách trước khi đưa đến bệnh viện, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao gây nên những nỗi đau, mất mát lớn và gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các thống kê từ các nguồn tai nạn tại Việt Nam cho thấy:
- Tai nạn giao thông: Chỉ 5% nạn nhân bị tai nạn giao thông được sơ cứu đúng cách. Trong năm 2016, có đến 21,598 trường hợp tại nạn giao thông trong đó gồm 19.280 người bị thương và 8.885 người tử vong, việc sơ cứu đúng cách có thể cứu sống được 10% số nạn nhân tai nạn giao thông.
- Đuối nước: mỗi năm Việt Nam có 2.000 trẻ em bị chết đuối và 250 người chết vì điện giật (Phòng An toàn Kỹ thuật Việt Nam).
- Ngưng tim đột ngột: 88% trường hợp ngưng tim xảy ra tại nhà, trong đó 75% trường được phát hiện ngay nhưng 89-96% trường hợp không được ép tim thổi ngạt dẫn đến 51,5% tử vong trước nhập viện.
- Đột quỵ: 200.000 người đột quỵ /năm, 50% tử vong và chỉ 10% bình phục hoàn toàn.
- Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích trong đó nhóm 0-14 tuổi chiếm 56,4%, nhóm 15-19 tuổi chiếm 43%. Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích là 6.600 trường hợp một năm chiếm 35,5% trong tổng số trẻ tử vong trong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân.
Nếu những người xung quanh nạn nhân có kiến thức và kỹ năng Sơ cấp cứu tốt, rất nhiều trong số các trường hợp này sẽ thoát chết.
2. Nguyên nhân:
- Sự phổ biến của các kênh chính thống về sơ cấp cứu chưa nhiều, mạng lưới đào tạo online chưa được phát triển nên người dân ở vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận, đối với họ việc sơ cấp cứu là khá mới mẻ và chỉ là các bác sĩ, y tá mới có thể thực hiện.
- Người dân chưa có nhiều kiến thức về sơ cấp cứu vì họ thường bỏ qua, lơ là các vấn đề này, hoặc tin vào các cách sơ cấp cứu dân gian, truyền miệng.
- Nhiều giáo trình dạy sơ cấp cứu phổ biến tại Việt Nam chưa được cập nhật thường xuyên, có những giáo trình đã lỗi thời trên 10 năm còn hướng dẫn những phương pháp đã được chứng minh là kém hiệu quả. Các giáo trình thường được biên soạn dựa trên giáo trình dành cho sinh viên y hoặc người hành nghề y, do đó có quá nhiều thông tin gây khó tiếp thu cho người ngoài ngành.
3. Giải pháp:
- Nhượng quyền đào tạo: nhanh chóng triển khai những ‘bản sao’ của SSVN với chất lượng và trình độ quản lý tương đương thông qua các đối tác nhận nhượng quyền tại các địa phương khác, giúp nhiều người tiếp cận kiến thức sơ cấp cứu hơn, giá cả hợp lý hơn với các chương trình thương mại và phi lợi nhuận thường xuyên hơn.
- E-learning:
Tiếp cận các học viên ở xa nơi chưa có sự hiện diện của SSVN cũng như các đối tác.
Sản phẩm thu phí với giá rẻ hơn so với chương trình đào tạo trực tiếp giúp học viên có thể ‘thử’ và sau đó có thể mua các sản phẩm khác giá trị cao hơn.
Tiếp cận thị trường quốc tế.
- Chức năng cảnh bảo rủi ro thương tích và gợi ý phương pháp phòng tránh bằng A.I.
Sử dụng lại mẫu nhận diện vật thể (pre-trained model) mã nguồn mở sẵn có (VD: của Google hoặc Facebook).
Tạo lớp nhận diện mới dựa theo nhu cầu cảnh báo nguy hiểm trên Yolo v5 dataset.
Chuyên gia làm thủ công trên các mẫu ban đầu và huấn luyện nhân viên đánh dấu dữ liệu trên tập hình ảnh mới.
Gắn mô hình A.I. vào app Sơ Cấp Cứu trên nền React Native.
- Tư liệu Giáo dục nhận thức trực tuyến:
Các tư liệu dựa trên các chương trình đã biên soạn.
Các tư liệu được dịch sang tiếng nước ngoài.
Tăng độ phủ của các kênh truyền thông sơ cấp cứu giúp tiếp cận nhiều nhóm đối tượng hơn đặc biệt là các đối tượng ngoài thành phố lớn, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam và người dân các nước có điều kiện tương tự để thăm dò khả năng thị trường.
- Xây dựng song song giữa các chương trình thương mại và phi lợi nhuận để mở rộng tối đa khả năng tiếp cận của SSVN.
- Phân loại các khách hàng để điều chỉnh dịch vụ phù hợp theo nhu cầu.
Hệ sinh thái hỗ trợ giáo dục sơ cấp cứu và xử lý tình huống khẩn cấp
4. Ý nghĩa:
- Mở rộng khả năng tiếp cận của người dân Việt Nam tới các nguồn tài liệu sơ cấp cứu được cập nhật mới nhất theo chuẩn quốc tế.
- Nâng cao số người học có khả năng tự sơ cứu, bảo vệ bản thân và người khác khi gặp tai nạn.
- Giảm thiểu số ca tử vong có thể phòng tránh được nhờ sơ cấp cứu, giảm nỗi đau và gánh nặng mà các gia đình, doanh nghiệp và xã hội phải gánh chịu.
5. Kết quả:
B. Những thách thức SSVN gặp phải trong tình hình dịch bệnh Covid - 19
1. Vấn đề:
Do Covid 19, năm 2020 doanh thu thương mại giảm 77% so với năm 2019 và số lượng học viên giảm đáng kể.
2. Nguyên nhân:
- Các chuyến bay quốc tế bị hủy nên không thể đưa các chuyên gia từ nước ngoài về Việt Nam giảng dạy dẫn đến lực lượng giảng dạy bị thiếu hụt.
- Khủng hoảng kinh tế: phần lớn tệp khách hàng ban đầu của SSVN là các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục, nhà hàng khách sạn là những đối tượng bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19 nên nhu cầu giảm.
- Giãn cách xã hội: không thể tổ chức lớp học, chương trình chuyên sâu vào thực hành kỹ năng nên khó tổ chức trực tuyến. Quá trình này luôn bị gián đoạn bởi các đợt bùng phát COVID-19 mới.
3. Giải pháp: SSVN liên tục thay đổi chiến lược để thích nghi với tình trạng ‘bình thường mới’, tiếp tục mở rộng được tác động tới nhiều khu vực và đối tượng tại Việt Nam hơn nhờ và những dự án mới trong năm 2020:
a. Số hóa:
- Xây dựng hệ thống E-learning riêng: học viên có thể mua khóa học và học trước tại nhà. Phần thực hành sẽ được thực hiện tại lớp khi giãn cách xã hội kết thúc.
- Hệ thống tự phát triển riêng: giúp tiết kiệm chi phí vận hành e-learning trong dài hạn và tự chủ trong các chương trình phi lợi nhuận.
- Thay thế các chương trình hội thảo tập trung đông người bằng hình thức livestream
- Hoàn tất số hóa thành công phần lớn các quy trình quản trị cốt lõi, giúp có thể làm việc từ xa 100% để tuân thủ giãn cách xã hội và thực hiện ‘văn phòng không giấy’ để bảo vệ môi trường.
b. Phát triển đội ngũ đào tạo viên Việt Nam: chuyển giao chương trình đào tạo nước ngoài cho đào tạo viên Việt Nam là các giảng viên y dược, bác sĩ, điều dưỡng trong lĩnh vực cấp cứu.
c. Hướng giải quyết để phục hồi doanh nghiệp hậu Covid
- SSVN đã có các giải pháp ứng dụng công nghệ mới nhằm giải quyết các hạn chế về mặt địa lý trong mở rộng quy mô của phương pháp giáo dục truyền thống với các tiềm năng như:
Triển khai các nội dung ngoài sơ cấp cứu như dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần v.v. nhờ vào nền tảng giáo viên và hệ thống e-learning sẵn có.
Tiếp cận thị trường nước ngoài nhờ tính năng hỗ trợ đa ngữ của hệ thống e-learning, tư liệu sẵn có và khả năng ngoại ngữ của các giáo viên.
Bổ sung các tính năng thương mại hoặc liên kết các sản phẩm thương mại vào các sản phẩm miễn phí sẵn có.
4. Ý nghĩa:
- Phát triển được mảng đào tạo online thay thế cho lớp học offline bị ngừng hoạt động do dịch bệnh và khắc phục những điểm yếu của đào tạo truyền thống nên nguồn doanh thu không bị mất đi do ảnh hưởng dịch bệnh mà sẽ được thay thế thành doanh thu từ các khóa đào tạo online.
- Việc số hóa và phát triển đội ngũ đào tạo nhằm nâng cao tỷ lệ người có kiến thức chuyên môn giúp SSVN có thể “phủ sóng” trên diện rộng, nhanh chóng xây dựng thị trường và thương hiệu.
- Số hóa giúp SSVN có thể tiếp cận được các đối tượng ngoài thành phố lớn, người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam và người dân các nước có điều kiện tương tự để thăm dò khả năng thị trường, có bước phát triển đúng đắn hậu Covid - 19.
- Tập trung vào thế mạnh chính của SSVN là sản xuất nội dung và công nghệ để sáng tạo ra những phương pháp nâng cao trải nghiệm và tính hiệu quả cho đào tạo sơ cấp cứu.
5. Kết quả:
5.1. Tính sáng tạo:
- Đa dạng được hình thức học tập, biến sơ cấp cứu trở thành một kỹ năng phổ biến, dễ dàng tự học online mà không phải mất nhiều thời gian di chuyển. Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp đào tạo sơ cấp cứu chưa đạt được.
- Việc phát triển thêm app sơ cấp cứu, khóa học e - learning, … là những nền tảng mang tính sáng tạo cao trong việc cung cấp kênh giáo dục ngay trên sàn thương mại điện tử cho thấy SSVN đã nhanh chóng bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ, phối hợp nhiều nền tảng online khác nhau để cạnh tranh với đối thủ.
- Việc chuyển giao chương trình giảng dạy từ giáo trình nước ngoài sang các giảng viên tại Việt Nam, xây dựng giáo án phù hợp với từng trường hợp sơ cấp cứu cụ thể tại Việt Nam đã khắc phục được nhược điểm của nhiều tổ chức khi sử dụng giáo trình cũ trong nhiều năm, phương pháp học chỉ phù hợp với những người có chuyên môn ngành y, chưa thân thiện với người ngoài ngành.
5.2. Hiệu quả kinh tế:
- Việc phục hồi doanh thu ngay lập tức sau các đợt bùng phát dịch và số lượng yêu cầu báo giá trong năm 2020 không giảm (mặc dù tỷ lệ thành công ít hơn) cho thấy nhu cầu học sơ cứu là nhu cầu ổn định và SSVN đã có tệp khách hàng trung thành lớn.
- Lượng người tiếp cận giáo dục sơ cấp cứu qua các kênh của SSVN không ngừng tăng, cao hơn 10,7% so với 2019 với 94% lượt thông qua các kênh kỹ thuật số. Nâng tổng số lượt người được tiếp cận giáo dục sơ cấp cứu từ khi SSVN được thành lập lên 59.500.
5.3. Tác động xã hội:
- Đối với nạn nhân: nâng cao khả năng sống sót và giảm thiểu các chấn thương sau tai nạn trước khi có sự can thiệp của bác sĩ, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi.
- Đối với xã hội: giảm tỷ lệ thương vong đang rất cao tại Việt Nam và nâng cao sự an toàn chung cho cộng đồng. Ngăn chặn những mất mát không đáng có cho gia đình nạn nhân, giảm chi phí chữa trị từ đó đóng góp vào năng suất sản xuất của nền kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong khu vực.
- Đối với hệ thống y tế: giảm thiểu sự quá tải và nguy cơ lây nhiễm cho hệ thống y tế trong mùa Covid, tạo sự thuận lợi và nhanh chóng trong quá trình chữa trị của bác sĩ vì vậy tiền chữa trị cũng sẽ giảm và sẽ bảo toàn lực lượng y tế để chữa trị cho các bệnh nhân khác.
C. Khả năng phát triển của mô hình kinh doanh SSVN
1. Vấn đề:
- Thị trường còn mới, khiến nhiều đối tác phát triển thị trường hoài nghi về khả năng thương mại hóa, đặc biệt ở những địa phương ngoài thành phố lớn nơi nhận thức về vấn đề an toàn và sức khỏe chưa cao.
- Việc đào tạo theo cách truyền thống ở các tỉnh khác, đặc biệt là vùng sâu vùng xa rất tốn kém khiến sự tiếp cận của chương trình phi lợi nhuận hạn chế, làm cho giá dịch vụ thương mại quá cao khó chấp nhận đối với khách hàng địa phương.
- Học phí cao, hướng tới phân khúc doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng cao.
- Hiện hoạt động mới chỉ tập trung ở TP. HCM và các tỉnh miền Nam.
- Lứa tuổi khách hàng chưa được đa dạng hóa, lứa tuổi tiếp cận trung bình từ 24 - 35 tuổi.
- Trong tương lai, thị trường có khả năng bị bão hòa do xuất hiện nhiều đối thủ.
2. Giải pháp
Chiến lược 1: Kinh doanh và xã hội phải cộng hưởng.
Nhằm duy trì tác động xã hội một cách bền vững, SSVN theo đuổi mô hình doanh nghiệp xã hội theo phương pháp riêng, đó là sự cộng hưởng của ‘kinh doanh’ và ‘xã hội’, bất kì hoạt động trong mảng nào phải tạo ra giá trị cho mảng còn lại.
- Đóng góp của Hoạt động tạo tác động xã hội vào Hoạt động kinh doanh:
Thăm dò thị trường, cơ hội thí điểm, địa phương hóa chương trình quốc tế và cải tiến sản phẩm.
Nâng cao nhận thức và tạo ra thị trường cho hoạt động kinh doanh.
Các cơ hội truyền thông và quảng cáo sản phẩm thương mại.
Tạo ra ý nghĩa và đóng góp tích cực cho học viên thương mại.
Tiếp thu và nội tại hóa các kỹ năng và công nghệ thông qua các chương trình hợp tác.
- Đóng góp của Hoạt động kinh doanh vào hoạt động tạo tác động xã hội:
Lợi nhuận tái đầu tư vào hoạt động xã hội.
Nguồn lực (phương tiện, công cụ, nhân sự) dư thừa trong mùa thấp điểm.
Tạo ra nguồn tình nguyện viên cho các hoạt động xã hội từ các khách hàng trung thành.
Công nghệ, kỹ thuật, phương pháp, chuyên môn có thể tái sử dụng.
Chiến lược 2: Mưa dầm thấm lâu
Tại thời điểm thành lập, SSVN nhận thức rõ được các thách thức khi phổ cập sơ cấp cứu tại Việt Nam:
- Phần lớn người dân Việt Nam không biết về sơ cấp cứu, hoặc hiểu sai về sơ cấp cứu. Do đó phần lớn mọi người ngay từ đầu không có nhu cầu học sơ cấp cứu trừ các trường hợp không nhiều được quy định bởi pháp luật.
- Các chương trình quốc tế mặc dù hàm chứa các hướng dẫn mang tính chất khoa học hiệu quả nhất nhưng được xây dựng dựa trên điều kiện đặc thù của các nước phát triển. Do đó, khi đưa nguyên vẹn chương trình về Việt Nam sẽ gây lạ lẫm và người Việt Nam khó tiếp cận.
Do đó, SSVN đã sáng tạo ra phương pháp tiếp cận dài hơi và đa phương tiện nhằm giúp người Việt Nam dần làm quen và thấm nhuần tinh thần nhân văn của sơ cấp cứu đồng thời kiến tạo nên thị trường thương mại.
(1) Mở phễu: SSVN cung cấp các chương trình Hội thảo giáo dục cộng đồng miễn phí nhằm nâng cao nhận thức về sơ cấp cứu tại các địa điểm cộng đồng, hướng tới các đối tượng có quan tâm tới sức khỏe hoặc ‘phải’ tham gia.
(2) Bán hàng B2C: Trong số các khán giả tham gia ở chương trình (1), có những khán giả quan tâm và mong muốn được đầu tư thêm thời gian và sẵn sàng trả phí để học chuyên sâu vào thực hành.
(3) Bán hàng B2B: Trong số các học viên ở (1) và (2), một số nhận thấy tầm quan trọng của sơ cấp cứu đối với cơ quan và giới thiệu đưa chương trình của SSVN vào các chương trình đào tạo nội bộ của cơ quan.
(4) Nuôi dưỡng: Tại (1), (2), (3), học viên được giới thiệu tiếp cận hệ sinh thái các nguồn tư liệu và công cụ hỗ trợ tìm hiểu, ôn tập và xử lý khi gặp sự cố như: kênh youtube, ứng dụng di động v.v. và bán các sản phẩm hỗ trợ việc sơ cứu như túi sơ cứu, máu sốc tim ngoài lồng ngực tự đồng (AED).
(5) Tuần hoàn: Nhờ việc học viên đã kết nối vào hệ sinh thái (4), các sản phẩm miễn phí của SSVN sẽ tồn tại trên điện thoại và các kênh thông tin của họ, gợi nhớ, kích thích tìm hiểu thêm, nhờ đó họ sẽ luôn được gợi nhớ về sơ cấp cứu SSVN, giới thiệu thêm tới gia đình, bạn bè cũng như học các lớp ôn tập trong tương lai.
(6) Bước (6) là các giải pháp để vượt qua các giới hạn của đào tạo truyền thống đã đề cập ở (mục 3 - giải pháp/4).
- Khi thị trường bão hòa do có nhiều đối thủ, SSVN tiến hành tìm kiếm các thị trường mới bằng việc triển khai các sản phẩm mới ngoài sơ cấp cứu hoặc ngoài nước:
Triển khai các nội dung ngoài sơ cấp cứu như dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần.
Tiếp cận thị trường nước ngoài nhờ tính năng hỗ trợ đa ngữ của hệ thống e-learning, tư liệu sẵn có và khả năng ngoại ngữ của các giáo viên.
Bổ sung các tính năng thương mại hoặc liên kết các sản phẩm thương mại vào các sản phẩm miễn phí sẵn có.
3. Kết quả và ý nghĩa
3.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan
- Tạo ra điển hình thành công và bài học về Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới đối với dự án khởi nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam.
- Tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ giáo dục sơ cấp cứu và cứu hộ đa dạng và toàn diện nhất thế giới dành cho người dân (không có chuyên môn y tế).
- Đổi mới phương pháp giảng dạy sơ cấp cứu tại Việt Nam và trên thế giới.
3.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:
a. Đối với Kỹ năng Sinh tồn SSVN:
- Xây dựng mô hình giáo dục có khả năng tăng trưởng và mở rộng cao hơn mô hình đào tạo trực tiếp truyền thống.
- Thực hiện tốt hơn sứ mệnh giảm thương vong có thể phòng tránh được tại Việt Nam thông qua việc giúp được nhiều người tiếp cận giáo dục sơ cấp cứu hơn .
- Tăng trưởng lợi nhuận, qua đó tăng nguồn đầu tư vào việc mở rộng các dự án tác động xã hội hiện có hoặc sáng tạo các dự án mới.
b. Đối với đối tác nhận nhượng quyền:
- Tăng doanh thu nhờ việc kinh doanh chương trình tốt với mô hình sẵn có và phản hồi tích cực từ thị trường.
- Giảm chi phí và thời gian đầu tư vào khởi nghiệp và xây dựng dự án mới qua việc tận dụng hệ sinh thái sẵn có được nhường quyền.
- Củng cố thương hiệu thông qua các giá trị xã hội.
c. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường:
Giúp giảm 10% số ca (giảm 8.800 ca) hoặc giảm 10% chi phí khám chữa bệnh (giảm 140.000 đ) cho các ca tai nạn thương tích, thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp tiết kiệm được 12,32 tỷ đồng mỗi năm trong đó có 7,2 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Qua đó tạo ra nhiều tác động gián tiếp như: giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc y tế, giảm nguy cơ lây nhiễm và quá tải hệ thống y tế trong đại dịch, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp và nền kinh tế do mất năng suất lao động.
III. Hình ảnh truyền thông của SSVN
1. Các trường hợp học viên SSVN đã cứu các nạn nhân được phản hồi
- Học viên là Tài xế cứu nạn nhân tai nạn giao thông
- Học viên là Phụ huynh cứu con cái và người thân:
2. Phản hồi từ khách hàng và học viên
3. Ảnh chụp màn hình về ứng dụng di động Sơ cấp cứu phiên bản hiện tại 2.0 và nền tảng e-learning
- Ứng dụng web
- Ứng dụng di động (đang thử nghiệm).
4. Hình ảnh sổ tay Sơ cứu tại Việt Nam và Úc do chuyên gia Tony Coffey biên soạn
5. Bản nhập dữ liệu máy học Chức năng cảnh báo nguy hiểm và khuyến nghị an toàn bằng trí tuệ nhân tạo:
6. Một số chương trình hợp tác trong nước đã triển khai
Hợp tác cùng trường mầm non tổ chức chương trình giáo dục trực tiếp và e-learning sơ cấp cứu tai nạn do lũ lụt dành cho các tổ chức thiện nguyện tham gia cứu trợ vùng lũ.
Trích từ báo thanh niên: https://thanhnien.vn/suc-khoe/phan-biet-dot-quy-va-ngung-tim-dot-ngot-1401284.html
Trích nguồn Euro.thethaovanhoa: https://euro.thethaovanhoa.vn/euro-2020/christian-eriksen-va-loi-canh-tinh-cho-lang-tuc-cau-the-gioi-n20210615224806242.htm
Hợp tác cùng báo chí tuyên truyền nhận thức đúng về sơ cấp cứu.
Hợp tác cùng Trung tâm nghiên cứu và cải tiến Y tế (CHIR) và đại học y dược cập nhật kiến thức sơ cấp cứu cho y bác sĩ, giảng viên y.
Hợp tác cùng Chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu cho cán bộ y tế tuyến xã.
Hợp tác cùng VTV2 – Chìa khóa cuộc sống và HTV9- Trẻ em sinh tồn thực hiện chương trình giáo dục sơ cấp cứu định kỳ qua truyền hình.
7. Một số chương trình hợp tác quốc tế đã triển khai
Học hỏi kinh nghiệm từ lực lượng first responders tại bang Montana (Hoa Kỳ) về xử lý tình huống khẩn cấp, học chương trình sơ cấp cứu hỗn hợp của Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA).
Đại diện Australian Life-saving Academy (Úc) thực hiện Chương trình đào tạo thủy nạn và tài trợ trang thiết bị cứu hộ cho lực lượng cứu hộ bãi biển theo đề nghị của Sở Ngoại Vụ tỉnh Phú Yên và Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hợp tác cùng Trung tâm Hoa Kỳ (Lãnh sự quán Hoa Kỳ) và Lãnh sự quán Úc tổ chức các chương trình giáo dục sơ cấp cứu cộng động định kì.
8. Hình ảnh chương trình giáo dục học đường trong khuôn khổ dự án phi lợi nhuận Survival Skills Vietnam từ 2015 đến 2017:
Thông tin
Tên công ty: DOANH NGHIỆP XÃ HỘI KỸ NĂNG SINH TỒN SSVN
Điện thoại: 0901205785
Email: khanhdoanle2112001@gmail.com