Mã số N1027: Startup trang trại ốc pháp tại Việt Nam

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Định hướng đầu tư và mục tiêu của dự án

Định hướng đầu tư 

Với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian qua, sự hoà nhập và giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng, theo đó là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Song song với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn nuôi ở nước ta đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn khác. Nhận thức được vấn đề này, Công ty cổ phần liên kết đầu tư Đông - Tây quyết định đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi ốc Pháp theo mô hình nông nghiệp hữu cơ, bền vững tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng con giống trong khu vực và nguồn thực phẩm dinh dưỡng phục vụ trong nước và xuất khẩu. 

Mục tiêu của dự án 

- Đầu tư phát triển giống ốc thịt chất lượng cao nhằm góp phần đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính với giá trị kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, ứng dụng khoa học kỹ thuật cao.

- Phát triển chăn nuôi ốc gắn với sử dụng có hiệu quả các nguồn đất, nước, nguyên liệu nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá có dinh dưỡng và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và xuất khẩu.

- Phát triển chăn nuôi ốc phải gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế tổng hợp của địa phương.

- Đầu tư tạo ra ốc giống có chất lượng cao, đảm bảo được nguồn giống trong chăn nuôi, để tạo ra ốc thương phẩm có sức sống cao, tiêu tốn ít thức ăn trên 1 kg tăng trọng, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế.

- Luôn quan tâm và đặt vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững làm trọng tâm trong suốt quá trình thực hiện dự án với việc sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.

- Kết hợp mô hình trang trại với du lịch sinh thái tìm hiểu nhằm giới thiệu mô hình hiệu quả kinh doanh với nhiều sản phẩm bổ dưỡng, sạch.

- Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và hội nhập nền kinh tế của địa phương và cũng như của cả nước.

- Hơn nữa, Dự án tạo nhiều công ăn việc làm với thu nhập ổn định và cao cho người lao động tại địa phương, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại địa phương. 

Thực trạng về thị trường trong & ngoài nước - nghề nuôi ốc trên thế giới & Việt Nam 

Thực trạng về thị trường ốc trên thế giới & Việt Nam

Thị trường thế giới

Ốc đã xuất hiện trong bữa ăn của con người với lịch sử lâu dài từ thời kỳ đồ đá đến thời La Mã cổ đại ở châu Âu và đến thời Trung cổ thì ốc đã được xem là thức ăn của đa số người nghèo và được dùng như một món ăn kiêng vào mùa ăn chay. Vào thời kỳ này đã có xuất hiện các khu nuôi ốc. 

Ngày nay, nhu cầu hằng năm về thịt ốc (ốc cạn) toàn cầu là trên 400.000 tấn, Mỹ mỗi năm phải nhập thịt ốc với giá trị trên 3 tỷ USD. Pháp vẫn là nước tiêu thụ nhiều nhất với nhu cầu hàng năm khoảng 35,000 đến 40,000 tấn và là nguồn để chế biến những món ăn đặc sản đặc trưng của nước Pháp, trong đó số lượng phải nhập khẩu lên đến 97% nhu cầu và được nhập khẩu từ hơn 30 nước. 

Hình ảnh một số món ăn đặc sản chế biến từ ốc cạn tại Pháp

Thị trường Việt Nam

Hiện nay, tại Việt nam đa số các loài ốc cạn bị coi là loại động vật thân mềm gây hại cho hoa màu và cây trồng, người dân. Đa số người dân không ăn ốc trên cạn mà chủ yếu ăn ốc biển và ốc sống môi trường nước ngọt. Ốc thịt đông lạnh vẫn được nhập về Việt Nam và chế biến thành các món ăn đặc sản như ở châu Âu. 

Những loài ốc phá hoại môi trường sinh thái trên phạm vi cả nước là giống ốc bươu vàng (tên khoa học : Pomacea canaliculata) cùng loài ốc sên hoa châu Phi (tên khoa học : Achatina fulica) từ những năm 2002 đến nay, Nhà nước ta và người dân tích cực tiêu diệt các loài ốc này vì đây là các loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất với môi trường và hoa màu.

Đa phần các loài ốc biển tại Việt Nam không gây hại môi trường và được nuôi nhân tạo khá phổ biến như (ốc hương, ốc nhảy, ốc lụa, ốc móng tay,…). 

Tuy nhiên, phải nhìn nhận là từ bao đời nay, người Việt Nam đã sử dụng ốc nước ngọt, ốc cạn đến ốc biển như là món ăn hàng ngày quen thuộc trong bữa ăn như các món ốc nhồi, bún ốc, nem ốc, ốc luộc,... vì giá trị dinh dưỡng khá cao, dễ hấp thụ, ít chất béo (phần lớn là chất béo không no) ngoài ra còn có magiê, canxi, kali và kẽm. Vì thế nhu cầu được ăn ốc với chất lượng dinh dưỡng cao, hợp vệ sinh, không có chất độc, không ký sinh trùng là nhu cầu rất lớn trên thị trường thực phẩm sạch hiện nay ở Việt Nam. 

Nghề chăn nuôi ốc trên thế giới & Việt Nam

Nghề nuôi ốc trên thế giới

Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Ban Lan, Hungary là những nước châu Âu có truyền thống nuôi ốc cạn lâu đời. Bước sang đầu thiên niên kỷ, sau khi gia nhập EU, Ba Lan và Hungary đã nhanh chóng công nghiệp hóa, sản lượng ốc sên giảm mạnh, Bulgaria đã nhân cơ hội trỗi dậy trở thành cường quốc xuất khẩu ốc sên, chủ yếu sang Pháp. Hằng năm, nước Bulgaria đã xuất 800 - 900 tấn ốc và sản phẩm từ ốc, tuy chưa nhiều, nhưng đã nhanh chóng thay đổi bộ mặt lạc hậu ở nông thôn. Còn Ba Lan thì hàng năm xuất khẩu khoảng 282 tấn ốc cạn, thu về khoảng 1,1 triệu euros. 

Bulgaria cũng đang bắt đầu xuất khẩu một loại ốc sên mới gọi là ốc sên ăn cà rốt, chủng đột biến từ ốc sên Địa Trung Hải. Những con ốc này trông rất lạ mắt vì nó màu vàng cam chúng có giá tới 80 euros/kg. Ở châu Á, Đài Loan vào những năm 60 của thế kỷ trước, đã phát triển mạnh nghề nuôi ốc sên, sản lượng gấp 10 lần Trung Quốc và bỏ xa nước nuôi truyền thống Indonesia. Năm 1985, nhờ phát hiện dạng đột biến của ốc sên mã não (ốc bạch ngọc), Trung Quốc đã vươn lên thành nước xuất khẩu thịt ốc sên lớn nhất thế giới, chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ. 

Dù ngành nông nghiệp ở Bulgaria và châu Âu đã suy giảm trong 20 năm qua nhưng nghề nuôi ốc cung cấp món ăn khoái khẩu đặc biệt phổ biến ở Pháp và Italy, đã trở thành một nghề phát triển năng động tại đất nước nghèo nhất Liên minh châu Âu (EU) này. 

Bên cạnh việc nuôi ốc lấy thịt thì ốc còn được nuôi để nhằm mục đích chữa bệnh và đã được khẳng định tính hiệu quả trong Tây y bởi Hypocrate thời cổ đại đến cả Đông y như lời của Hải Thượng Lãn Ông.
Danh sách các nước có trang trại nuôi ốc quy mô trang trại công nghiệp :

- Châu Âu : Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai len, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ba Lan, Rumani, Hungary, Ukraina, Áo,…

- Bắc Mỹ : Mexico, Mỹ (bang Arizona, Cali, Hawai, Idaho, Louisiana, New Mexico, Nevada, Oregon, Texas, Utah, Washington).

- Châu Phi : Algeria, Nam Phi, Maroc, Tunisie.

- Châu Đại Dương : Úc (bang Queensland, Tasmania), New Zealand.

- Nam Mỹ : Argentina, Chilê.

Bản đồ những nước trên thế giới đang chăn nuôi các giống ốc khác nhau:

Nghề nuôi ốc tại nước Cộng hoà Pháp :

Nói đến món ốc thì phải nói đến nước Pháp là cái nôi ẩm thực hàng đầu thế giới với nhu cầu về ốc luôn đứng vị trí số một thế giới. Nhu cầu của riêng nước Pháp rất cao với khoảng 60,000 tấn ốc tươi mỗi năm với giá trị trên 100 triệu euros/năm. Trong đó khả năng nuôi từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư tại Pháp chỉ đạt khoảng 1050 tấn/năm, chiếm 3% vì thế phải nhập khẩu đến 97% nhu cầu về ốc để chế biến thực phẩm và làm các sản phẩm khác.

Tại Pháp có khoảng 150 người nuôi ốc chuyên nghiệp, 150 người nuôi ốc kết hợp các hoạt động khác và 150 người nuôi ốc nghiệp dư. Việc nuôi ốc tại Pháp được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính bởi chính quyền các địa phương luôn khuyến khích phát triển ngành nghề này kết hợp đẩy mạnh du lịch tại địa phương.
Về mặt môi trường thì tại Pháp không có bất kỳ sự ngăn cấm hay hạn chế về việc nuôi ốc tại Pháp mà còn có luật bảo vệ loài ốc trong việc thu nhặt ốc ngoài tự nhiên. Ví dụ : Nghị định ban hành ngày 24/04/1979 của Chính phủ Pháp về việc ấn định danh sách các loài ốc được bảo vệ ngoài tự nhiên.

Về đào tạo nghề nuôi ốc thì tại Pháp có nhiều trường dạy nghề chuyên nghiệp dành cho người dân với sự hỗ trợ học phí từ chính quyền địa phương. Đồng thời với kế hoạch nuôi ốc rõ ràng thì còn được ngân hàng và chính quyền hỗ trợ tài chính trong thời gian đầu lập trang trại nuôi ốc. 

Về hiệp hội ngành nghề chăn nuôi ốc rất phát triển tại Pháp. Ví dụ : các tổ chức A.H.M.P, G.H.E.N.E, A.P.E.P.C, A.S.P.E.R.S.A, S.P.E.P.O đại diện cho người nuôi ốc trên khắp nước Pháp. 

Đồng thời, đã có nhiều nhà nghiên cứu và người nuôi ốc chuyên nghiệp tại Pháp đã xuất bản sách nói về ốc và hướng dẫn các mô hình trang trại chăn nuôi ốc. 

Hình ảnh về một số sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc đã xuất bản tại nước Cộng hoà Pháp:

Nghề nuôi ốc tại Việt Nam

Hiện nay, nếu không tính việc nuôi ốc biển để làm thực phẩm thì nghề nuôi ốc cạn gần như là con số 0 vì hiện nay với hai loài ốc sống dưới nước như ốc bươu vàng và ốc cạn như ốc sên hoa được xếp vào danh sách các loài ngoại lai nguy hại thì không có người nuôi ốc nào phát triển ngành nghề này tại Việt Nam.

Tuy nhiên, với việc xác định đúng giống ốc thích hợp, có khả năng khống chế về sự phát tán thì vẫn sẽ là nghề hấp dẫn vì đây được xem là nghề chăn nuôi của tương lai với nhu cầu rất lớn tại Việt Nam và thế giới như hiện nay. 

Giới thiệu sơ lược về mô hình trang trại chăn nuôi ốc - giải pháp về giống ốc, thức ăn  & phương pháp quản lý bảo vệ môi trường

Mô hình trang trại chăn nuôi ốc

Chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, sạch, thân thiện môi trường

Ngày nay, việc chăn nuôi ốc theo hướng trang trại công nghiệp đã phổ biến trên thế giới với 3 kiểu mô hình chính là : nuôi trong nhà lưới hoặc phòng kín, nuôi ngoài trời và nuôi theo phương pháp hỗn hợp. 

Trong đó, phương pháp nuôi hỗn hợp (mixte) là phương pháp nuôi chủ yếu tại Pháp vì đã chứng minh bởi các công trình nghiên cứu và thực tế nuôi trong suốt nhiều năm qua. Đây là mô hình chính được khá nhiều nước trên thế giới học tập của Pháp để bảo đảm quy trình chất lượng thịt và giống ốc tốt nhất. 

- Chăn nuôi theo phương pháp hỗn hợp với nhiều mặt thuận lợi: Quản lý được nguồn giống, chất lượng con giống ổn định và sản lượng tốt nhất, áp dụng được các công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn thức ăn và hạn chế tỷ lệ hao hụt, kiểm soát tốt các yếu tố địch hại, ký sinh trùng, sức khoẻ và tăng trưởng của ốc trong suốt quá trình nuôi, ấp trứng, giết thịt. Đồng thời kiểm soát tốt được ốc trong khuôn viên, tránh việc ốc trốn ra ngoài, bảo đảm được vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, kiểm soát tốt vấn đề chi phí nuôi, kết hợp được mô hình trang trại và du lịch. 

Hình ảnh trang trại nuôi ốc tại Pháp:

Điều kiện chăn nuôi trang trại

- Chăn nuôi trang trại phải có đăng ký kinh doanh.

- Có trang trại phù hợp với phương thức chăn nuôi khép kín với hệ thống xử lý chất thải, có các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với hệ thống ghi chép có thể truy xuất được nguồn gốc.

- Chăn nuôi trang trại bắt buộc phải đánh giá tác động môi trường hàng năm đồng thời đánh giá quy trình nuôi để giảm thiểu lỗi và tối đa việc cam kết bảo vệ môi trường được Nhà nước quy định.

- Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật theo mô hình trang trại nuôi hỗn hợp của Pháp và các công nghệ tiên tiến để tiết kiệm tối đa các tài nguyên như điện, nước và thức ăn, tận dụng triệt để mọi sản phẩm và phụ phẩm thu được từ con ốc. Ví dụ : thịt ốc làm thức ăn, vỏ ốc dùng trang trí cho món ăn hoặc tái chế, các phụ liệu khác được làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi cho gia cầm vì giàu dinh dưỡng và canxi.

- Áp dụng nghiêm ngặt các quy định về quy trình nuôi sạch, vệ sinh và an toàn thực phẩm AB (Agriculture Bio) của Liên minh châu Âu, hướng đến tiêu chuẩn HACCP, GlobalGAP thân thiện với môi trường.

- Kết hợp mô hình trang trại chăn nuôi ốc với nhu cầu tham quan du lịch tạo nguồn thu đáng kể cho trang trại và địa phương. Theo thống kê tại Pháp thì nguồn thu từ khách tham quan chiếm khoảng 30% thu nhập của các trang trại này. 

Giống ốc Pháp

- Hiện nay, tại Việt Nam chưa có những giống ốc được nuôi phổ biến tại các trang trại ở châu Âu vì thế tất yếu là phải nhập khẩu ốc giống từ một nước có sự nghiên cứu bài bản và chất lượng giống cao nhất. Công ty cổ phần liên kết đầu tư Đông - Tây đã chọn nước Cộng hoà Pháp là nơi sẽ nhập khẩu các giống ốc về Việt Nam.

- Các giống ốc được chăn nuôi trong trang trại bao gồm hai giống:

Ốc sọc lớn

- Tên khoa học: Helix aspersa maxima hoặc Cornu aspersum maxima (gros gris)

- Phân loại khoa học:

Giới: Animalia

Ngành: Mollusca

Lớp: Gastropoda

     Bộ: Stylommatophora

     Họ: Helicidae

     Chi: Helix

     Loài: Helix aspersa

Dưới loài: Helix aspersa maxima, Taylor 1883           

- Loài ốc này được nuôi phổ biến khoảng 30 nước trên thế giới, trong đó tập trung chủ yếu ở các nước châu Âu, Bắc Phi và Nam Mỹ.

- Giống ốc này là loài lưỡng tính (hermaphrodite), có vòng đời từ 2 đến 4 năm trong tự nhiên và từ 4 đến 5 tháng trong điều kiện chăn nuôi trang trại.

- Kích cỡ vỏ ốc từ 40 đến 45 mm, trọng lượng ốc trưởng thành từ 20 đến 30 grams.

- Tại Pháp và châu Âu không có luật hạn chế hay ngăn cấm nuôi loài ốc này. 

Ốc sọc nhỏ

- Tên khoa học : Helix aspersa Müler, Helix aspersa aspersa hoặc Cornu aspersum (petit gris).

- Phân loại khoa học :

Giới: Animalia

Ngành: Mollusca

Lớp: Gastropoda

     Bộ: Stylommatophora

     Họ: Helicidae

     Chi: Helix

     Loài: Helix aspersa Müler, 1774  

- Loài ốc này được nuôi phổ biến khoảng 30 nước trên thế giới, trong đó tập trung chủ yếu ở các nước châu Âu, Bắc Phi và Nam Mỹ.

- Giống ốc này là loài lưỡng tính (hermaphrodite), có vòng đời từ 2 đến 4 năm trong tự nhiên và từ 4 đến 5 tháng trong điều kiện chăn nuôi trang trại.

- Kích cỡ vỏ ốc từ 28 đến 35 mm, trọng lượng ốc trưởng thành từ 8 đến 16 grams.

- Tại Pháp và châu Âu không có luật hạn chế hay ngăn cấm nuôi loài ốc này. 

Đặc điểm nhận dạng : Cả hai loài ốc này có vỏ bề ngoài khá giống nhau với các sọc vằn đen và vàng với vỏ ốc hình xoắn, di chuyển bằng thân bụng, chỉ có vài đặc điểm khác biệt dễ nhận biết đó là kích cỡ và trọng lượng, màng bọc chân ốc của ốc sọc vằn lớn màu đen còn của ốc sọc vằn nhỏ thì màu trắng. Trứng của hai loài ốc này đều màu trắng sữa. 

Đặc điểm cách ly sinh sản : Cả hai loài ốc sọc vằn này đã được chứng minh là không thể giao phối với nhau và cũng không thể giao phối với các loài ốc tại Việt Nam vì khác biệt nhau về mùa, nhiệt độ, tập tính, nơi cư trú, cơ tính,… Vì thế việc nuôi hai loài ốc sọc vằn này không thể tạo ra loài ốc mới tại Việt Nam. 

Đặc điểm về ẩm thực : Cả hai loài ốc sọc vằn này được các nước tại châu Âu tiêu thụ nhiều vì giá trị dinh dưỡng cao, chế biến được nhiều món ăn đặc trưng của mỗi nước. Người Pháp khi nói từ « escargot » sẽ mặc định nói về những loài ốc ngon, sạch như hai loài ốc sọc vằn này. Đối với người Pháp, từ « escargot » không dành cho loài ốc sên hoa châu Phi (tên khoa học : Achatina fulica) vì chất lượng thịt không ngon, phá hoại mùa màng tại nhiều nước. 

Bên cạnh đó, căn cứ vào Danh mục các loài ngoại lai xâm hại do Bộ Tài nguyên & Môi trường Việt Nam ban hành tại Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 22/12/2018 thì không có hai loài ốc này trong danh sách. 

Hình ảnh về hai loài ốc sọc này:

Sự cần thiết phải đầu tư

Dự đoán nhu cầu thị trường

Tình hình nhu cầu thị trường

- Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ đầu tư còn thấp, nhỏ lẻ. Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng cần khối lượng lớn hơn, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, AFTA. Do vậy cung không đủ cầu nên việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của trang trại trong những năm sắp đến là rất khả quan. Đời sống ngày càng phát triển đi cùng với nhận thức muốn sử dụng các thực phẩm sạch, vệ sinh với nguồn gốc hữu cơ, thân thiện môi trường thì chắc chắn nhu cầu trong tương lai là rất lớn tại thị trường Việt Nam và thế giới.

- Về địa lý : nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 30% tổng lượng thịt và trứng gia súc, gia cầm). Có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với định hướng chiến lược phát triển của vùng và xu hướng tất yếu của chăn nuôi công nghiệp xanh và sạch theo tiêu chuẩn của thế giới thì đây là điểm đến lý tưởng cho phát triển chăn nuôi hàng hoá.

- Về nhu cầu thực phẩm dinh dưỡng, xanh, sạch : Thị trường Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều các sản phẩm từ thịt đạt yêu cầu về sạch, xanh, thân thiện môi trường và nhu cầu của người dân là rất lớn. Chưa kể đến nhu cầu thế giới luôn ở mức cao đối với thịt ốc.

Khả năng cung cấp cho thị trường

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ngành chăn nuôi Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể. Tuy nhiên, sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường.

Hiện nay, trên thị trường cả nước đã có nhiều cơ sở chăn nuôi gia súc và gia cầm đạt quy mô trang trại. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, ngành chăn nuôi gia cầm trong nước nói chung vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại. 

Chiến lược đầu tư

Là một trang trại sản xuất giống ốc, việc quan trọng nhất là công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh trang trại gắn với lợi ích của doanh nghiệp, Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển thị trường hợp lý. Trong quá trình nghiên cứu thị trường thịt động vật và gia cầm, chúng tôi nhận thấy thị trường thịt chất lượng cao, dinh dưỡng, mới từ động vật thân mềm như ốc tại Việt Nam là gần như bị bỏ ngỏ và còn nhiều tiềm năng. Vì vậy chiến lược chủ yếu của Công ty là tập trung khai thác thị trường này. Từ có sở đó chúng tôi có các bước đi mang tính chiến lược tại thị trường Việt Nam và hướng đến xuất khẩu. 

Tính khả thi của dự án

Trên cơ sở các thông tin đã phân tích ở trên, có thể nhận thấy :

- Vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi tự nhiên giúp cho ngành chăn nuôi chung của cả nước và tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng không ngừng, khu vực triển khai của Dự án sẽ được quy hoạch thành khu chăn nuôi có quy mô lớn, trở thành mắt xích quan trọng trong thực hiện chính sách của tỉnh về phát triển ngành chăn nuôi có quy mô lớn và thu hút du lịch.

- Hiện nay, ngành chăn nuôi của Việt Nam vẫn chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với Dự án mới này sẽ mở đầu cho quá trình phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và tỉnh nói riêng.

- Nhu cầu về thịt ốc bổ dưỡng, sạch tại Việt Nam và thế giới vô cùng lớn nên cơ hội phát triển ngành chăn nuôi này là rất khả quan và tiềm năng tại Việt Nam.

- Dự án được thành lập hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng nhưu chính sách và đường lối đổi mới phát triển của tỉnh.

- Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ tác động đến cơ cấu chuyển dịch kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và tỉnh nói chung, đồng thời tạo đà phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, đóng góp đáng kể và tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

Tóm lại, Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện khách quan và chủ quan về môi trường thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, đem lại nhiều hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội cho tỉnh nói riêng và cho cả nước nói chung. 

Kết luận và kiến nghị

Kết luận

Việc thực hiện đầu tư Dự án Trang trại chăn nuôi sẽ góp phần đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời dân địa phương. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà heo cũng đã cung ứng nguồn nguyên liệu thịt quan trọng, đáp ứng yêu cầu thị trường tỉnh và các tỉnh lân cận.

Công ty cổ phần liên kết đầu tư Đông - Tây chúng tôi khẳng định Dự án Trang trại chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu và lợi ích kinh tế - xã hội. Riêng về mặt tài chính được đánh giá rất khả thi thông qua kế hoạch vay vốn sử dụng vốn, chi phí đầu tư, chi phí hoạt động và nguồn doanh thu có căn cứ dựa vào phân tích điều kiện kinh tế tình hình thị trường trong và ngoài nước.

Kiến nghị

Căn cứ kết quả nghiên cứu và phân tích, chăn nuôi ốc là một nghề có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Bên cạnh đó, dự án nhằm kích thích và thu hút người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thịt ốc an toàn để chăm sóc sức khỏe và kích cầu nội địa. Do vậy chúng tôi xin được kiến nghị một số ý kiến sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ƣu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất để tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển một cách chủ động và có chất lượng.

- Các cơ quan cần hướng dẫn rõ những qui định pháp luật, trình tự, thủ tục cấp phát, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho dự án được triển khai trong thời gian sớm nhất.

- Ưu đãi về kinh phí vay vốn, con giống và nguồn tiêu thụ sản phẩm với giá thành hợp lý. Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại nhằm phát triển thị trường thực phẩm sạch và an toàn. Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả.

- Các tổ chức, cơ quan cần hoàn thành việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu, sản phẩm của ngành chăn nuôi phù hợp với thông lệ quốc tế.

Dự án này có liên quan mật thiết đến sự phát triển của Công ty chúng tôi, kính đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm xem xét phê duyệt dự án để chúng tôi tiến hành triển khai các bước tiếp theo.

Thông tin

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN KẾT ĐẦU TƯ ĐÔNG TÂY

Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông