Mã số N2070: Giải pháp giúp học sinh cấp trung học cơ sở học tốt môn địa lí thông qua việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Vấn đề đặt ra

Địa lí là một môn học thuộc nhóm khoa học tổng hợp. Ở Việt Nam, bộ môn này được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh bắt đầu từ lớp 4 cho đến hết lớp 12. Hiện nay ở cấp Trung học cơ sở, bộ môn Địa lí được tích hợp cùng bộ môn Lịch sử thành môn Địa lí - Lịch sử. Cũng như những bộ môn khác có các đặc thù riêng thì môn Địa lí cũng vậy. Môn học này gắn liền với bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... Để học tốt môn Địa lý, học sinh cần nắm vững các phương pháp để học với các phương tiện nêu trên. Trong các phương tiện đã nêu thì bản đồ được xem là một trong những yếu tố cơ bản nhất của Địa lí. Nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn này, tác giả chọn giải pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để làm giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động giảng dạy của cá nhân nói riêng và tham dự giải thưởng của cuộc thi Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2022.

Quá trình thực hiện/ Đã giải quyết

Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí ở khối lớp 8 và khối lớp 9 cũng như phân môn Địa lí trong môn Lịch sử và Địa lí khối 6, khối 7 ở cấp Trung học cơ sở. Tác giả đã ứng dụng việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh trong quá trình giảng dạy nhằm giúp các em học tốt bộ môn này thông qua các các tiết dạy bằng những hình ảnh cụ thể sau đây:

Học sinh sử dụng bản đồ để thuyết trình trước lớp 

Ý nghĩa

Với việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ qua các tiết dạy, tác giả đã giúp cho học sinh hình thành và phát triển năng lực đặc thù trong bộ môn Địa lí đó là nhận xét, giải thích, liên hệ thực tiễn, rút ra kiến thức,.... dựa vào các bản đồ giáo khoa. Nhờ vậy, hoạt động này đã giúp cho học sinh học tốt môn Địa lí bên cạnh các phương pháp học tập khác được tác giả sử dụng trong quá trình giảng dạy của mình.

Tính sáng tạo

Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ không phải là điều mới mẻ trong giảng dạy nói chung hoặc giảng dạy bộ môn Địa lí nói riêng. Đây là một phương pháp học tập đã có từ lâu trong bộ môn Địa lí. Giải pháp này mang tính kế thừa. Tuy nhiên, nếu trong Địa lí, giáo viên không rèn luyện được cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ thì sẽ một thiếu sót rất lớn và học sinh sẽ khó học tốt được bộ môn này.

Hiệu quả kinh tế

Khi giải pháp này được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Từ đó, sẽ giúp cho học sinh học tốt bộ môn Địa lí ở cấp Trung học cơ sở nói riêng, cấp Phổ thông nói chung. Hạn chế được tỉ lệ học sinh thi lại hoặc ở lại lớp. Giúp cho các gia đình tiết kiệm được chi phí học tập của con em. Ngoài ra, khi học tốt môn Địa lí, học sinh có khả năng liên hệ thực tế cuộc sống để giải thích kiến thức trong đời sống; Hoặc xa hơn học sinh có khả năng đưa ra các giải pháp cho các vấn đề kinh tế, giúp phát triển kinh tế.

Tác động xã hội

Như đã nói ở trên, khi rèn luyện được kĩ năng sử dụng bản đồ sẽ giúp học sinh học tốt môn Địa lí, hạn chế tỉ lệ học sinh thi lại, ở lại lớp của bộ môn này hoặc bỏ học do không thích học bộ môn. Từ đó, giúp cho các gia đình giảm chi phí học tập của con em, tạo nền tảng gia đình hạnh phúc, bền vững, góp phần vào vấn đề giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

Thông tin

Tên tác giả: NGÔ NGỌC TRÂN

Trường THCS Nguyễn Thị Hương, huyện Nhà Bè, TP. HCM

Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông