Mã số N3045: Đầu tư vào start-up Việt, tiền là chưa đủ

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Theo các nhà đầu tư, muốn thuyết phục được người khác rót vốn, start-up Việt hãy chuẩn bị kỹ và hiểu rõ mô hình kinh doanh, có phương thức định giá phù hợp cho doanh nghiệp

Nhiều nhà đầu tư bối rối vì các nhà sáng lập start-up thiếu nhiều kỹ năng - Ảnh: HẢI KIM

Tại buổi khởi động chương trình Shark Tank - Thương vụ bạc tỉ mùa 5 ngày 18-5, ông Nguyễn Xuân Phú - chủ tịch Tập đoàn Sunhouse - cho biết theo dõi nhiều mùa của chương trình, ông nhận thấy hầu hết các start-up Việt thiếu khá nhiều kỹ năng, vì thế đầu tư tiền cho các start-up này là chưa đủ.

Hầu hết start-up Việt nếu không có người đồng hành, cùng hỗ trợ thì rất khó thành công. Các nhà sáng lập trẻ cũng không chỉ cần được dẫn dắt mà còn cần truyền cảm hứng, nuôi dưỡng ý tưởng và đam mê. Ngoài ra, start-up Việt cũng hay bị mắc lỗi "nói và hành động không đi cùng nhau".

"Ngay từ đầu, một start-up không quản trị tốt để tồn tại thì dù có sản phẩm, ý tưởng tốt bao nhiêu vẫn không có cơ hội đến với người tiêu dùng. Start-up muốn tồn tại với số vốn ít ỏi ban đầu thì phải quản trị tốt", ông Phú nhấn mạnh.

Bà Thái Vân Linh - giám đốc điều hành TVL Group - cũng cho biết dù dành nhiều quan tâm tới các start-up giáo dục và đào tạo, nhưng vẫn sẽ "xuống tiền" cho một start-up không nằm trong lĩnh vực này nếu start-up đó có một đội ngũ giỏi. "Đội ngũ giỏi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công ty khởi nghiệp", nữ giám đốc nói.

Theo các nhà đầu tư, muốn thuyết phục được người khác rót vốn, start-up hãy chuẩn bị kỹ và hiểu rõ mô hình kinh doanh, có phương thức định giá phù hợp cho doanh nghiệp.

Các nhà sáng lập phải thuộc lòng các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, cần phải cân đối được doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận, thậm chí phải trực tiếp ký thu chi và phải đọc sổ sách hằng ngày để có thể nhìn toàn cảnh bức tranh tài chính.

Bên cạnh đó, các start-up cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và khách hàng mục tiêu, có được những chỉ số tổng quan trước khi gọi vốn với các Shark. Một trong những yêu cầu không thể thiếu khi gọi vốn là các start-up phải chuẩn bị kỹ càng về kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản sinh lợi nhuận và kế hoạch đem lại lợi tức cho các nhà đầu tư.

Dù ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng đến tháng 5-2022, Shark Tank Việt Nam mùa 4 vẫn ghi nhận có 4 thương vụ ký kết hợp đồng đầu tư và nhận giải ngân từ các nhà đầu tư của chương trình gồm Coolmate, Vua Cua, AnHome và Blusaigon.

Theo báo cáo Toàn cảnh đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021, Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế năng động mới nổi, là trung tâm phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng năm 2021, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 trong hệ sinh thái khởi nghiệp ASEAN, chỉ sau Indonesia và Singapore.

Năm ngoái, nền kinh tế đón nhận 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Ngoài ra, 43.100 doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên con số gần 160.000.

Link tham khảo: https://tuoitre.vn/dau-tu-vao-start-up-viet-tien-la-chua-du-20220518195447936.htm

Ngày xuất bản: 18/5/2022

Thông tin

Tên tác giả: N. Bình


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông