Mã số N2127: Vận dụng phương pháp STEM trong bộ môn tiếng anh ở cấp trung học cơ sở
1. Đặt vấn đề
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang nhanh chóng tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới và hội nhập quốc tế, nhiều ngành nghề cũng liên tục đổi mới thế nên ngành giáo dục cũng không ngoại lệ. Để bắt kịp với sự đổi mới của đất nước ngành giáo dục cần phải chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức theo chuẩn toàn cầu.
Trong thời gian qua các thầy cô trường THCS Lê Thành Công đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo dục học sinh hướng mục tiêu phát triển năng lực, có tri thức, năng động, hội nhập thế giới được chú ý triển khai thực hiện như: Phương pháp “Dạy học theo dự án”, phương pháp “Nghiên cứu khoa học”, phương pháp “Bàn tay nặn bột” và gần đây nhất là phương pháp “Giáo dục STEM” đã mang lại kết quả tốt. Trong đó, đáng chú ý nhất là phương pháp “Giáo dục STEM”.
Đối với học sinh THCS hiện nay, tiếng Anh đã trở nên rất phổ biến. Nhưng làm thế nào để học tiếng Anh có hiệu quả nhất đó chính là vấn đề mà tôi quan tâm. Và khi học theo cách tiếp cận giáo dục STEM, tôi thấy có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp STEM trong bộ môn Tiếng Anh ở cấp THCS”.
2. Mục đích
- Phát huy tính tích cực của học sinh.
- Học sinh có thể sử dụng mạng Internet thiết kế nội dung chủ đề phần trình bày của mình qua chương trình power point, activ inspire.
- Học sinh đưa ra các vấn đề cùng nhau thảo luận.
- Tạo không khí sinh động trong mỗi giờ dạy nhằm giúp các em học sinh yêu thích bộ môn Tiếng Anh.
3. Đối tượng
- Học sinh trường THCS Lê Thành Công.
4. Địa điểm, thời gian và phương pháp
4.1. Địa điểm
Đề tài được tiến hành thực hiện tại trường THCS Lê Thành Công nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và giúp học sinh càng ngày tự tin hơn.
4.2. Thời gian
Đề tài được tiến hành trong thời gian từ năm học 20/10/2021 – tháng 20/05 /2022
4.3. Phương pháp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu sách, báo, Internet
- Hướng dẫn các em học sinh thiết kế Powerpoint, Activ Inspire.
- Hướng dẫn cách trình bày đề tài và một vài thủ thuật đứng trước đám đông.
- Hướng dẫn học sinh cách góp ý phần trình bày của bạn.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận về STEM
STEM là viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này (gọi là kỹ năng STEM) phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Những kỹ năng STEM là tích hợp của 4 kỹ năng:
1.1. Kỹ năng khoa học: Học sinh được trang bị những kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học. Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
1.2. Kỹ năng công nghệ: Học sinh có khả năng sử dụng, quản lý, hiểu biết, và truy cập được công nghệ, từ những vật dụng đơn giản như cái bút, chiếc quạt đến những hệ thống phức tạp như mạng internet, máy móc.
1.3. Kỹ năng kỹ thuật: Học sinh được trang bị kỹ năng sản xuất ra đối tượng và hiểu được quy trình để làm ra nó. Vấn đề này đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, tổng hợp và kết hợp để biết cách làm thế nào để cân bằng các yếu tố liên quan (như khoa học, nghệ thuật, công nghệ, kỹ thuật) để có được một giải pháp tốt nhất trong thiết kế và xây dựng quy trình. Ngoài ra học sinh còn có khả năng nhìn nhận ra nhu cầu và phản ứng của xã hội trong những vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
1.4. Kỹ năng toán học: Là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới. Học sinh có kỹ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng các khái niệm và kĩ năng toán học vào cuộc sống hằng ngày.
Song song kỹ năng STEM, Giáo dục STEM cũng trang bị cho học sinh những kỹ năng phù hợp để phát triển trong thế kỷ 21. Bộ kỹ năng thế kỷ 21 được tóm tắt gồm những kỹ năng chính:
- Tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng trao đổi và cộng tác
- Tính sáng tạo và kỹ năng phát kiến
- Văn hóa công nghệ và thông tin truyền thông
- Kỹ năng làm việc theo dự án
- Kỹ năng thuyết trình
Những học sinh theo học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với học sinh.
Với học sinh, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, học sinh sẽ chủ động thích thú với việc học tập thay vì thái độ e ngại hoặc tránh né một lĩnh vực nào đó, từ đó sẽ khuyến khích các bạn có định hướng tốt hơn khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn và sự chắc chắn cho cả sự nghiệp về sau.
Giáo dục STEM vận dụng phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các phương pháp giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án – chủ đề, Học qua trò chơi và đặc biệt phương pháp học qua thực hành, thuyết trình luôn được áp dụng triệt để cho các môn học tích hợp STEM.
Môn ngoại ngữ là một môn học khá khó vì nó là một ngôn ngữ thứ hai, đòi hỏi người học có một sự nỗ lực, siêng năng cần cù, chịu khó và một chút năng khiếu.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, yêu cầu học sinh phải biết tự giác, chủ động sáng tạo. Thực hiện được yêu cầu này, giáo viên phải là người hướng dẫn, điều khiển, tổ chức học sinh tham gia vào bài học. Chính vì vậy việc tìm tòi và vận dụng các phương pháp mới luôn đòi hỏi mỗi giáo viên phải có trong quá trình giảng dạy. Hơn nữa, tiếng Anh là một môn học đòi hỏi học sinh phải chăm chỉ, luyện tập thường xuyên giúp học sinh tiếp thu được nguồn tri thức, giỏi tiếng Anh sẽ giúp các em tự tin khi giao tiếp với người bản ngữ và bạn bè ở các quốc gia khác trên thế giới.
Vì vậy việc tổ chức một bài học áp dụng phương pháp giáo dục STEM rất cần thiết để giúp các bạn học sinh yêu thích và tích cực tham gia vào bài học. Chính các hoạt động thực tế này sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn so với phương pháp truyền thống trước đây.
2. Thực trạng của việc sử dụng Tiếng Anh
Trong quá trình học môn Tiếng Anh trong nhà trường, tôi nhận thấy các em học sinh ngại nói tiếng Anh, không tập trung cao độ trong quá trình giáo viên truyền đạt kiến thức. Một số bạn rất thụ động, khi nào giáo viên gọi thì mới có ý kiến. Trong khi đó lớp học khá đông nên thầy cô không thể nào hỗ trợ các em một cách triệt để.
Một trong những điều khiến các em học sinh dễ nản lòng nhất là giáo viên dạy bài mới một cách cứng nhắc. Và khi được giáo viên dạy học theo phương pháp giáo dục Stem, các em học sinh đã thay đổi thái độ học tập. Chính vì vậy, khi được giáo viên hướng dẫn tổ chức các hoạt động hoặc những tình huống có liên quan đến chủ điểm bài học và giao cho học sinh thực hiện các em rất hứng thú. Vì để giải quyết các vấn đề trên, các em phải cùng nhau nghiên cứu nội dung và trình bày vào tiết học sau.
3. Các phương pháp áp dụng giáo dục STEM
3.1. Phương pháp học tích cực
Sau khi được giáo viên giao việc, các em tổ chức thảo luận vấn đề. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó học sinh nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống từ giáo viên.
3.2. Phương pháp học theo chủ đề
Nhiệm vụ của học sinh được giao minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình được học bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, sau khi được giáo viên hướng dẫn, chỉ bảo, chúng em phân công nhau làm việc. Từng nhóm chuẩn bị theo chủ đề được phân công và chuẩn bị trình bày trước lớp. Để có hiệu quả thì các bạn phải gắn đè tài với thực tế cuộc sống, phải tìm hiểu chủ đề minh sẽ trình bày liên quan đến những bộ môn nào. Trong quá trình thực hiện có thể tích hợp các bộ môn có liên quan để tăng tính thuyết phục và nhớ bài được lâu hơn. Qua đó phát huy tính tích cực của học sinh. Không chỉ tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài học mà còn tăng cường sự vận dụng kiến thức sau quá trình học của mình vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng sống phong phú cho mỗi bạn học sinh.
Dưới đây là hình ảnh các anh chị lớp 9 đang thuyết trình về đề tài du lịch bằng tiếng Anh. Được biết để thực hiệnc tốt như thế các anh chị đã vận dụng kiến thức bộ môn Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Âm nhạc…Chính vì vậy mà tiết học sôi động hẳn lên.
3.3. Phương pháp học theo dự án
3.3.1. Nội dung thực hiện
- Các tiết học dự án (Project-based teaching method) môn Tiếng Anh được đưa vào các tiết tự chọn hàng tuần, mỗi dự án (Project) có 1 tiết thực hiện / 1 tuần.
- Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, người đồng hành khích lệ các em, theo dõi và đánh giá các giai đoạn thực hiện dự án, đồng thời là người thực hiện các tiêu chí đánh giá để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm cùng tham gia vào quá trình thực hiện dự án.
- Học sinh tiến hành thực hiện các dự án dựa trên hệ thống các chủ đề rất phong phú và đa dạng có sẵn trong sách giáo khoa Tiếng Anh của Bộ Giáo Dục hoặc sách TCTA giáo trình Access, hình thành nhóm, bầu nhóm trưởng, thảo luận với giáo viên để có phương pháp thực hiện, dự trù kinh phí phát thưởng trong quá trình học sinh thực hiện tiết học dạy học dự án , trang thiết bị cần thiết, lập kế hoạch cho dự án, phân chia công việc để triển khai dự án, tiến hành làm khảo sát (Survey), tổng hợp kết quả thu được, thuyết trình dự án…
- Tiết học minh họa: Tiến trình phân công nhiệm vụ học sinh trước khi học sinh trình bày dự án:
“ People would like to travel somewhere; however, they don’t know where to go because there are so many places to go”. They haven’t made a decision a trip yet. Therefore, imagine you are tourist guide and introduce any places to help them to visit, using some information below and design a power point to persuade.
1. People
2. Famous places
3. Climate
4. Means of transport
5. Food
6. Things shouldn’t do when people travel.
7. The price.
Mỗi nhóm đưa ra sản phẩm theo cách sáng tạo riêng, khác biệt.
Qua đó thấy được sự tự tin, sáng tạo và yêu thích học môn Tiếng Anh của các bạn học sinh. Để thực hiện được dự án trên, các nhóm có sự phân công cụ thể: Từ khâu soạn bài, tích hợp các bộ môn có liên quan đến khâu chuẩn bị và trình diễn trước lớp. Người điều khiển chương trình, bạn điều chỉnh máy tính nội dung đã được chuẩn bị bằng phần mềm Power Point, Activ Inspire… Cả lớp hửng ứng tích cực, lớp học sôi động hẳn lên, học mà chơi, chơi mà học. Từ đó cho thấy học tiếng Anh không khó, không nhàm chán.
Không chỉ nhóm nào được phân công đề tài gì là chuẩn bị đề tài đó, mà các em còn tìm hiểu đề tài của nhóm bạn để thảo luận, chất vấn… Chính vì thế mà các em càng được mở mang kiến thức khi học theo giáo dục Stem thông qua các dự án được giáo viên định hướng.
THE GUESSING GAME
Some rules of the game:
- Each country, we will show you four pictures of famous places, people, food, … or their tradition and you will raise your hand to answer which country it is.
- If you answer in the first picture, your team will get 5 points.
- If you answer in the second picture, your team will get 4 points.
- If you answer in the second picture, your team will get 3 points.
- If you stand up or call “me”, we won’t invite you to answer the question and your team will lose 5 points/time/person.
- If all of you can’t answer the question, we’ll invite the teacher to answer the question and team teacher can get 5 points.
QUESTIONS
How many things should or shouldn’t you do to be polite in England?
There are 9 things we should or shouldn’t do to be polite in England. What are they?
- Say “please” and “thank you”.
- Be punctual.
- Never jump the queue.
- Don’t have an argument in the public.
- Don’t talk about money.
- Don’t stand to close to people.
- Don’t have to tip.
- Don’t hug, kiss or touch people.
- Don’t ask personal question.
Tìm hiểu về nước Anh
. Ưu điểm
- Sau khi được giáo viên hướng dẫn tiến hành thực hiện và hoàn thành hai dự án Project 1 và Project 2, các em học sinh nhận thấy rằng phương pháp dạy học dự án mang lại hiệu quả rất tích cực.
- Học sinh phát huy khả năng sáng tạo, tính tự chủ trong học tập, từ đó tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và khó quên nhờ quá trình tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc thông tin theo yêu cầu của dự án.
- Học sinh có cơ hội củng cố phương pháp học tập theo nhóm. Các thành viên cùng làm việc nhóm phải biết tổ chức phân công, chia sẻ công việc, học hỏi lẫn nhau, tăng cường tính đoàn kết, tính kỷ luật và trách nhiệm.
- Học sinh tìm tòi, nghiên cứu, phát triển tư duy.
- Việc học dựa trên dự án thúc đẩy việc học đi đôi với hành, tạo cơ hội cho chúng em được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Học sinh được rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông nhờ vậy kỹ năng ngôn ngữ đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Anh dần được cải thiện và khả năng giao tiếp càng ngày tự tin hơn.
- Học sinh có cơ hội nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính kết nối Internet để tìm kiếm thông tin, sử dụng máy chiếu powerpoint để thuyết trình dự án bằng những hình ảnh, video clips thực tế sinh động và sống động hơn .
- Lớp học trở nên sinh động và náo nhiệt hơn.
- Học sinh chia sẽ những quan điểm của mình và cùng nhau học hỏi những ưu điểm và khắc phục được những khuyết điểm lẫn nhau.
3.3.3. Nhược điểm
Theo khảo sát học sinh và phụ huynh (số lượng là 96%) cho rằng sử dụng những phương pháp dạy học mới trên tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, số lượng còn lại cho rằng học sinh sẽ dần dần quen với những phương pháp học sinh có thể nghiên cứu bài học bắt đầu thảo luận ý tưởng nội dung từ đầu tuần thứ hai, và cho đến tối thứ sáu các em tiến hình soạn trên powerpoint, activ inspire.
4. Khảo sát tính khả thi của đề tài tại trường THCS Lê Thành Công
Tiến hành khảo sát học sinh ở trường THCS Lê Thành Công, kết quả cho thấy đa số học sinh có kiến thức về tiếng Anh, hiểu được nội dung vấn đề. 90% học sinh các lớp rất yêu thích tiết học áp dụng theo phương pháp STEM trong bộ môn Tiếng Anh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc việc nghiên cứu vận dụng phương pháp STEM trong bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS tôi nhận thấy các bạn được lĩnh hội những kỹ năng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao, bên cạnh đó các em học sinh càng gần gũi nhau hơn trong quá trình làm việc tập thể.
Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy STEM là phương pháp giáo dục có nhiều ưu điểm vì giáo dục STEM trang bị cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết ngành giáo dục đang hướng tới. Khi tham gia tiết học học sinh thấy rất thú vị vì bản thân được trải nghiệm thực tế, cảm giác thành công hay thất bại từ sản phẩm các em vận dụng qua tiết thực hành. Tuy nhiên STEM thích hợp cho việc giảng dạy chủ đề, tích hợp liên môn, câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học...
Bên cạnh giảng dạy Stem đòi hỏi cơ sở cơ sở vật chất hiện đại, điều đó trường em đáp ứng được. Tuy nhiên môn Tiếng Anh riêng đối với trường tôi chỉ vận dụng phương pháp Stem thông qua việc chuẩn bị dự án bằng phần mềm Power Point hoặc Activ Inspire kết hợp với tích hợp các môn học có liên quan.
2. Kiến nghị
Cần nhân rộng phương pháp STEM trong bộ môn Tiếng Anh ở các khối lớp trong trường. Bên cạnh đó, để giúp học sinh vận dụng phương pháp này có hiệu quả cao hơn, mỗi phòng học nên có wifi, và giáo viên bộ môn Tin học giới thiệu vài bước cơ bản để thực hiện power point hoặc Activ Inspire cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo khoa– Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách TCTA Access.
3. Sách tham khảo đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Sách tham khảo hướng dẫn học sinh thiết kế power point, active inspire.
Thông tin
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương - Trường THCS Lê Thành Công
Đơn vị đồng hành
Đơn vị bảo trợ truyền thông