Mã số N2140: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

Đặt vấn đề

    Trong tất cả các môn học thì môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện qua bốn kỹ năng: “Nghe - Nói - Đọc - Viết. Trong bốn kỹ năng “Nghe - Nói - Đọc - Viết” thì kỹ năng “Đọc” có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy cho học sinh. Vậy làm thế nào để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, làm thế nào để nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc. Để giúp các em thuận lợi trong quá trình học tập môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Đó là điều tôi rất trăn trở và tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Đây chính là lí do mà tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3”.

2. Nội dung thực hiện

- Xác định các lỗi khi đọc

+ Lỗi phát âm: Tiếng chứa vần “uyên”,  “anh”, tiếng chứa thanh “ở”

+ Lỗi đọc và hiểu văn bản: Đọc ê a, chưa lưu loát, ...đọc vẹt, không hiểu văn bản, đọc chưa đúng, đọc chưa hay

- Xác định nguyên nhân

+ Giáo viên không đủ kiên nhẫn để rèn học sinh sửa lỗi phát âm thường xuyên. Thời gian hạn chế

+ Chưa có sự kết hợp, liên kết chặt chẽ với phụ huynh.

+ Về phía học sinh

+ Học sinh còn ham chơi, mê các trò chơi điện tử, hoạt hình hay các món đồ chơi khác.

+ Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Các em thường phát âm lẫn các phụ âm đầu, vần, thanh.

+ Học sinh ít đọc sách, chưa có thói quen say mê đọc sách. Nếu có đọc thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc qua loa, đại khái, đọc cho có cho xong mà không chịu tìm hiểu.

+ Học sinh còn lười học môn Tiếng Việt, ít tiếp xúc hay giao tiếp với nguời lớn, những người có khả năng chỉnh sửa lỗi phát âm.

+ Học sinh bị ảnh hưởng từ các nguồn kênh ti vi, các kênh giải trí trên điện thoại, giọng địa phương khiến cho việc phát âm của học sinh bị thay đổi.

+ Học sinh ở trường Tiểu học Việt Hùng số 2 đều là người miền Bắc nhưng khi xem các chương trình miền Nam thì các em sẽ bị ảnh hưởng, nói lái theo.

+ Hay ảnh hưởng do Giọng địa phương: “anh” thành “ăn” ; “thanh hỏi” thành “thanh nặng”, “thah ngã” thành “thanh hỏi”. Hoặc ảnh hưởng từ bạn học.

+ Phụ huynh chưa quan tâm đến việc đọc, nói của con. Nếu có thì cũng chỉ phàn nàn với giáo viên, không hướng dẫn con đọc, nói ngay từ khi còn nhỏ.

+ Phụ huynh nghĩ rằng việc dạy đọc cho con là việc của giáo viên.

+ Phụ huynh chỉ quan tâm xem con có làm bài tập về nhà hay chưa ?

 

Giải pháp thực hiện

Từ thực trạng và nguyên nhân nêu trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng các giải pháp như sau:

Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh

Chức năng của môn Tập đọc là luyện đọc nên rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy là mục tiêu đầu tiên của tiết học. Vì vậy đây là biện pháp đầu tiên mà tôi áp dụng và áp dụng trong tất cả các giờ tập đọc.

Cách thực hiện biện pháp:

+ Rèn phát âm đúng từ chứa tiếng khó. Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Giáo viên cần nắm được cụ thể học sinh nào hay phát âm sai và sai ở chỗ nào để kịp thời sửa chữa.

Ví dụ: Trong lớp có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai âm “ch” thành “tr”. Trường hợp này giáo viên gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc lại, đọc nhiều lần cho đến khi đọc đúng.

+ Rèn đọc đúng câu, đoạn văn: Để đọc đúng, đọc hay các câu văn dài, đoạn văn tiêu biểu, giáo viên phải nói đến tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Khi đọc nối tiếp đoạn cho các em một số câu hỏi gợi mở để các em thảo luận tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn (hoặc giọng đọc của các nhân vật) sau đó giáo viên sẽ là người chốt lại cách đọc.

 

Thông tin

Tên tác giả: Nguyễn Thị Lê - Trường Tiểu học Phạm Văn Hai


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông