Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mã số N2158: Một số phương pháp dạy bài mới Toán lớp 1 theo hướng phát huy tính tích cực

See this content in the original post

I. Thực trạng của vấn đề:

Đối với môn Toán lớp 1, môn học có vị trí nền tảng, là cái gốc, là điểm xuất phát của cả một bộ môn khoa học. Môn Toán mở đường cho các em đi vào thế giới kì diệu của toán học. Rồi sau này các em lớn lên, nhiều em trở thành nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, … trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực lao động, đời sống, … nhưng không bao giờ các em quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm và tập viết các số 1, 2, 3,… học các phép tính cộng, trừ, … vì đó là kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa, những con số, những phép tính ấy cần thiết cho suốt cả cuộc đời.

 Vì vậy, giáo viên dạy nh­ư thế nào để phát huy hết đ­ược vai trò của môn học là một vấn đề cần quan tâm. Bản thân dạy lớp 1 nhiều năm tôi luôn trăn trở, tìm tòi làm thế nào để dạy học phát huy đư­ợc tính tích cực của học sinh, khai thác triệt để nội lực, khả năng trí tuệ của các em để dạy học Toán lớp 1 có hiệu quả, tôi quyết định chọn đề tài này.

II. Biện pháp cơ bản của sáng kiến:

Một là, giúp học sinh tự phát hiện vấn đề và tự giới thiệu vấn đề của bài học

Phần bài học th­ường đ­ược nêu thành cùng một loại tình huống có vấn đề. Chẳng hạn, cùng nêu về hiện t­ượng có một số (một, hai con ong bay ra khỏi chỗ đậu của ba con ong. Giáo viên h­ướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (tranh, ảnh…) trong Toán 1 hoặc sử dụng đồ dùng thích hợp để học sinh tự tìm ra vấn đề cần giải quyết (chẳng hạn: Có ba con ong đậu trên  bông hoa, một con ong bay ra khỏi bông hoa, còn mấy con ong?). Rồi tự học sinh tham gia giải quyết vấn đề (ba con ong bớt một con ong còn hai con ong). Thời gian đầu giáo viên h­ướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề. Dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và giải quyết vấn đề.

Hai là, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới

Có loại bài học, sau khi học sinh đã phát hiện và giải quyết vấn đề, giáo viên phải hình thành kiến thức mới.

Chẳng hạn: Giáo viên phải giới thiệu: Ba con ong bớt một con ong còn hai con ong, ba bớt một còn hai, ta viết 3 - 1 = 2; Đọc là (ba trừ một bằng hai, dấu  "-" gọi là "trừ"…).

Có loại bài học giáo viên giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề, tự xây dựng kiến thức mới (Chẳng hạn: Bài học về phép cộng trong phạm vi 8. Học sinh quan sát trực quan rồi nêu vấn đề: "Có 7 hình vuông xanh, thêm 1 hình vuông đỏ. Hỏi tất cả có mấy hình vuông?" và giải quyết vấn đề 7 + 1 = 8.

Đ­ương nhiên trong cả hai loại bài học trên giáo viên phải giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới (Chẳng hạn các công thức tính). Cho dù học sinh đã học thuộc kiến thức mới thì cũng chỉ là b­ước đầu chiếm lĩnh đ­ược kiến thức mới đó. Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới đó để giải quyết các vấn đề nêu trong phần bài tập thì mới có thể khẳng định học sinh đã tự chiến lĩnh kiến thức mới đến mức độ nào. Vì vậy sau khi đã thuộc bài mới, học sinh phải làm đ­ược các bài tập trong phiếu học.

Ba là, giúp học sinh cách thức phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới

Qua quá trình dạy học toán phải dần dần giúp học sinh cách thức (con đư­ờng, phư­ơng pháp), phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Chẳng hạn, qua các bài học và bài luyện tập về số và phép tính trong phạm vi 10 của Toán 1 có thể giúp học sinh: Từ tình huống có thực trong đời sống nêu được vấn đề cần giải quyết; giải quyết vấn đề sẽ góp phần tìm ra kiến thức mới (số mới hoặc công thức mới) xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau trong thực hành sẽ chiếm lĩnh đ­ược kiến thức mới.

Ví dụ: Khi dạy số 1, 2, 3 thì từ trực quan là tranh vẽ 1 quả cam; 1 con mèo; 2 hình vuông, 2 quả cam; 3 hình tròn, 3 hình tam giác v.v … hình thành các số 1, 2,                3. Từ đó học sinh có thể tìm tòi các đồ vật gần gũi có số l­ượng 1, 2, 3 như­ 1 bàn giáo viên, 1 bảng lớp; 2 bạn trong 1 bàn, 3 dãy bàn trong 1 lớp… Từ đó học sinh sẽ ghi nhớ số l­ượng và ghi nhớ các số chỉ số l­ượng.

Bốn là, giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ đã học

Huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.

Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã có.

Ví dụ: Khi dạy phép cộng rồi, thì học phép trừ giáo viên phải cho học sinh thấy được phép trừ là phép tính ngư­ợc của phép cộng.

Hay khi dạy: 1 + 2 = 3 và 2 + 1 = 3 thì giáo viên phải cho học sinh nhận xét vị trí của hai số trong phép cộng và kết quả của chúng có gì đặc biệt? Từ đó giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận "đổi chỗ hai số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi". Ở đây mặc dù chư­a nói đến tính chất giao hoán, song giáo viên đã ngầm giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng. Như­ng khi học đến bài phép cộng trong phạm vi 6 ; 5 + 1 = 6 thì học sinh phải dựa vào kiến thức đã học "đổi chỗ hai số…" để tự rút ra:1 + 5 = 6 chứ giáo viên không phải giúp học sinh hình thành tính chất giao hoán nữa.

Năm là, giúp học sinh rèn luyện diễn đạt thông tin bằng lời, bằng kí hiệu

Trong quá trình dạy học Toán phải quan tâm đúng mức đến rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, vừa đủ nội dung của một thông tin bằng lời hoặc bằng kí hiệu, sơ đồ. Đây là một khâu khá quan trọng.

Ví dụ: Học sinh nhìn vào kí hiệu xem bài toán yêu cầu gì? Học sinh sẽ trả lời yêu cầu.

Hay khi học phần quan sát tranh để nêu đề toán:

Ở giai đoạn đầu: Học sinh có thể nêu, có hai quả bóng xanh và một quả bóng đỏ. Hỏi có mấy quả bóng? Như­ng ở giai đoạn sau: Học sinh phải nêu: Em có 2 quả bóng xanh, mẹ (bạn…) cho thêm 1 quả bóng đỏ. Hỏi em có tất cả mấy quả bóng?

III. Kết quả

Sau giờ học tôi nhận thấy việc dạy học Toán 1 theo h­ướng phát huy tính tích cực của học sinh thì học sinh chủ động, đ­ược làm việc, tự tìm hiểu vấn đề, đ­ược suy nghĩ, đ­ược giải quyết vấn đề của bài học, tự thành lập đ­ược các phép tính và vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập trong phần luyện tập tốt. Trong giờ học các em đ­ược chủ động kiểm tra bài làm của mình cũng như­ của bạn để tự kiểm tra, tự tìm ra cái đúng cũng nh­ư chư­a đúng của bạn, của mình, khi học sinh phát hiện thấy sai các em đã biết tự sửa lại cho đúng, đó chính là một việc làm rất chủ động mà một số năm trư­ớc đây học sinh chư­a làm đư­ợc, th­ường các em phải đợi giáo viên nhắc. Đồng thời qua giờ học khả năng diễn đạt của các em đư­ợc quan tâm, chú trọng, đư­ợc rèn ngay từ cách trả lời, cách nêu đề toán. Đây là một bư­ớc đệm quan trọng để các em phát triển ngôn ngữ nói về sau. Bên cạnh đó học sinh đ­ược hoạt động theo khả năng, tất cả các em đều đ­ược tham gia vào hoạt động học tập một cách hứng thú. Trong khi đó giáo viên lại nói ít, không giảng giải nhiều, không nói thừa, nói hộ học sinh, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt, kết quả giờ học cao.

Thông tin

Tên tác giả: NGUYỄN PHƯỚC HỒNG NGỌC - Trường Tiểu học Phạm Văn Hai


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông