Mã số N2168: Hoạt động giáo dục STEM thiết kế bộ dụng cụ khối hình học cho người khiếm thính

    Hãy bấm LIKE, SHARE để bình chọn cho bài dự thi này.

1. TÓM LƯỢC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ DỰ THI

a. Đặt vấn đề

Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn thì còn rất nhiều người chịu thiệt thòi, thiếu may mắn như người khiếm thị. Việc đọc sách, học tập của họ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ sự ra đời của hệ thống chữ nổi đã mang tới hi vọng về những con chữ cho biết bao người khiếm thị trên khắp thế giới và có cả Việt Nam. Hệ thống chữ nổi tiếng Việt hay chữ Braille tiếng Việt là hệ chữ Braille được dùng trong tiếng Việt dành cho người khiếm thị, dựa trên chữ Braille tiếng Pháp. Điều đặc biệt là, cả một hệ thống ngôn ngữ, chữ cái, chữ số và ký hiệu đồ sộ, đa dạng được biểu thị chỉ bằng 6 chấm tròn nhỏ nhắn với những quy tắc nhất định.

Chỉ với các dấu chấm nổi mà người khiếm thị dùng tay sờ lên có thể viết hay đọc chữ, đọc số. Còn đối với hình học, đặc biệt là hình không gian, người khiếm thị sẽ “đọc” và  “xem” hình như thế nào? Các mô hình có sẵn trên thị trường hiện nay vẫn chưa dành cho những người khiếm thị.

Với tinh thần tương thân tương ái, tôi đã lựa chọn chủ đề dự án “HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEM THIẾT KẾ BỘ DỤNG CỤ KHỐI HÌNH HỌC CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ” chính là tạo cơ hội cho những em học sinh khối 8 có thể thông qua kiến thức về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng để chế tạo ra bộ dụng cụ hình học dành riêng cho người khiếm thị.

b. Vị trí các kiến thức có thể triển khai thực hiện chủ đề: Môn Toán khối 8 phần hình học chương IV, môn Công Nghệ khối 8 chương I.

c. Mức độ của chủ đề: Dạy học dự án.

2. NỘI DUNG THỰC HIỆN

a. Phần chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, bộ mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình lăng trụ đứng tam giác.

- Học liệu

+ Tài liệu về hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình lăng trụ đứng tam giác trong môn Toán.

+ Tài liệu về hình khối và bản vẽ các khối đa diện trong môn Công nghệ.

+ Phiếu học tập.

+ Tài liệu hướng dẫn.

+ Kế hoạch bài dạy để thực hiện chủ đề.

+ Đoạn phim ngắn về khó khăn của người khiếm thị, bảng chữ cái Braille dành cho người khiếm thị.

- Chuẩn bị các nguyên vật liệu: Bìa cứng, giấy A4, băng keo hai mặt, tăm tre, chỉ khâu,...

- Dụng cụ:  Kéo, thước, bút,...

- Thời lượng thực hiện chủ đề giáo dục theo yêu cầu của đề tài, chủ đề: 2 tuần (3 tiết trên lớp)

- Các phương án đánh giá học sinh: Theo nhóm làm việc.

b. Kế hoạch bài dạy để thực hiện chủ đề stem

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Hình lập phương là hình có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh; trong đó các mặt là những hình vuông bằng nhau.

- Hình hộp chữ nhật là hình có 6 mặt là hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh; trong đó từng cặp mặt đối diện thì bằng nhau.

- Hình lăng trụ đứng tam giác có 2 đáy là 2 tam giác bằng nhau, các mặt bên là hình bình hành.

- Công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp toán học qua việc mô tả được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác; trình bày, thảo luận, bảo vệ phương án thiết kế và sản phẩm; lắng nghe, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận về các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học với người khác (ở mức tương đối, đầy đủ, chính xác).

- Năng lực tư duy và lập luận toán học qua việc giải thích được/so sánh được điểm giống và khác nhau giữa hai hình: hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Năng lực sử dụng công cụ phương tiện học toán qua việc vẽ được hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác và vẽ hình khai triển phẳng của chúng.

- Vận dụng được kiến thức về bản vẽ kĩ thuật, khai triển phẳng của khối hình để làm được bản thiết kế và mô hình bằng bìa cứng.

- Sử dụng được kiến thức khoa học về các giác quan của con người để đưa ra giải pháp giúp người khiếm thị có thể “đo” được kích thước của khối hình thông qua việc sờ các cạnh hộp; nhờ đó họ có thể tính được thể tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của chúng.

*  Năng lực đặc thù

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học thông qua việc nhận ra khó khăn của người khiếm thị trong quá trình học hình học, xác định được cách thức, giải pháp để giúp người khiếm thị đo được các độ dài.

- Năng lực tự học, tự chủ khi nghiên cứu kiến thức nền về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm (từ 4 đến 6 học sinh).

3. Về phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái thông qua hoạt động chế tạo bộ dụng cụ học hình học cho người khiếm thị.

- Phẩm chất chăm chỉ thông qua việc đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết về: kiến thức về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác; cách vẽ bản thiết kế các khối hình, cách học của người khiếm thị, những hạn chế trong học tập của người khiếm thị, bảng chữ cái Braille dành cho người khiếm thị.

- Phẩm chất trách nhiệm thể hiện ở việc có ý thức tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian hợp lí để hoàn thành công việc được giao đúng tiến độ; xây dựng và thực hiện chế độ học tập, phân chia công việc giữa các thành viên trong nhóm một cách hợp lí; không đổ lỗi cho người khác, có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra trong quá trình hoàn thiện sản phẩm học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, bộ mô hình hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác.

- Học liệu       

+ Tài liệu về hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình lăng trụ đứng tam giác trong môn Toán.

+ Tài liệu về hình khối và bản vẽ các khối đa diện trong môn Công nghệ.

+ Phiếu học tập.

+ Tài liệu hướng dẫn.

+ Kế hoạch bài dạy để thực hiện chủ đề.

+ Đoạn phim ngắn về khó khăn của người khiếm thị, bảng chữ cái Braille dành cho người khiếm thị.

- Chuẩn bị các nguyên vật liệu: Bìa cứng, giấy A4, băng keo hai mặt, tăm tre, chỉ khâu,...

- Dụng cụ:  Kéo, thước, bút,...

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu

- Học sinh nhận ra khó khăn của người khiếm thị trong việc học hình học, xác định được giải pháp giải quyết vấn đề cụ thể là chế tạo bộ dụng cụ khối hình học cho người khiếm thị.

- Học sinh biết quan tâm đến công việc của cộng đồng, hoạt động phục vụ cộng đồng qua việc có ý tưởng về chế tạo bộ dụng cụ học hình học cho người khiếm thị.

b) Nội dung

- Học sinh trải nghiệm đóng vai người khiếm thị (bịt mắt) sờ từng khối hình và trả lời các câu hỏi:

1) Đó là khối hình gì?

2) Nêu kích thước của khối hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác đã được sờ.

- Học sinh quan sát đoạn phim về nhu cầu học tập và những khó khăn trong học tập, cách học của người khiếm thị (bảng chữ Braille, tranh nổi) từ đó phát biểu cảm nghĩ của bản thân sau khi xem.

- Học sinh xác định nhiệm vụ học tập là: thiết kế bộ dụng cụ học hình học cho người khiếm thị với những tiêu chí đánh giá.

c) Sản phẩm

- Cảm nghĩ của học sinh sau khi xem đoạn phim về cách học, khó khăn trong học tập của người khiếm thị.

- Các đề xuất giải pháp của học sinh giúp người khiếm thị học hình học.

d) Tổ chức thực hiện

2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp

a) Mục tiêu

- Học sinh nắm được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, mặt) của hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình lăng trụ đứng tam giác.

- Học sinh biết cách vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương và lăng trụ đứng tam giác.

- Học sinh xác định được cách thức để chế tạo bộ dụng cụ học hình học cho người khiếm thị.

b) Nội dung

- Học sinh huy động kiến thức về hình hộp chữ nhật, hình lập phương thông qua hoạt động nhóm nghiên cứu và tìm tài liệu (sách giáo khoa, internet…), sờ và quan sát mô hình  giáo viên đã chuẩn bị để hoàn thành phiếu học tập.

- Học sinh tìm hiểu thêm về cách học của người khiếm thị, những hạn chế trong học tập của người khiếm thị, bảng chữ cái Braille qua phim, tranh ảnh, internet…

- Học sinh trình bày các ý tưởng ban đầu về cách thức chế tạo bộ dụng cụ học hình học cho người khiếm thị sao cho chỉ dùng tay sờ mà phân biệt được các khối hình, kích thước của từng hình để từ đó tính toán được diện tích và thể tích.

c) Sản phẩm

- Phiếu học tập.

- Ý tưởng của các nhóm về cách thức chế tạo bộ dụng cụ học hình học cho người khiếm thị.

Nhóm ……….

3. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp (trình bày và bảo vệ phương án thiết kế 1 tiết tại lớp)

a) Mục tiêu

- Mô tả được bản thiết kế bộ dụng cụ khối học hình học cho người khiếm thị.

- Biết vận dụng các kiến thức về hình hộp chữ nhật, hình lập phương và hình lăng trụ đứng tam giác, khó khăn trong việc học hình học của người khiếm thị.

- Trình bày, bảo vệ phương án thiết kế và lựa chọn ra được phương án tối ưu cho sản phẩm.

b) Nội dung

- Học sinh thực hiện bản thiết kế sản phẩm.

- Các nhóm trình bày cụ thể

1) Nguyên vật liệu làm ra sản phẩm là gì?

2) Các dụng cụ để thực hiện sản phẩm là gì?

3) Trình bày cách thức làm ra sản phẩm như thế nào?

4) Sản phẩm có đảm bảo người khiếm thị sờ, phân biệt được loại khối hộp và biết được kích thước của mỗi hình hộp hay không?

5) Sản phẩm có ưu điểm, hạn chế gì?

6) Dự kiến những khó khăn trong quá trình chế tạo sản phẩm.

- Nhóm lắng nghe nhận xét, phản biện và tiếp thu các góp ý để hoàn thiện bản thiết kế.

c) Sản phẩm

- Phiếu đánh giá số 1.

­- Bản thiết kế sản phẩm đã chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

d) Tổ chức thực hiện

4. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá (thực hiện ở nhà trong 1 tuần)

a) Mục tiêu

- Tạo được bộ dụng cụ học hình học cho người khiếm thị theo phương án thiết kế tối ưu đã chọn.

- Biết cách thử nghiệm và điều chỉnh sản phẩm sau thử nghiệm.

b) Nội dung

- Học sinh làm việc theo nhóm để tạo bộ dụng cụ khối hình học cho người khiếm thị ngoài giờ  học và hoàn thành phiếu học tập số 2, phiếu học tập số 3.

- Học sinh thử nghiệm sản phẩm để đánh giá và điều chỉnh trong quá trình chế tạo.

- GV theo dõi, tư vấn, hỗ trợ HS (gián tiếp hoặc trực tiếp).

c) Sản phẩm

- Phiếu học tập số 2, phiếu học tập số 3.

- Sản phẩm bộ dụng cụ học hình học cho người khiếm thị (hình hộp chữ nhật, hình lập phương và lăng trụ đứng tam giác) của nhóm.

 

Nhóm: ……….

5. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

a) Mục tiêu

- Học sinh trình bày được cách sử dụng và thao tác được trên “Bộ dụng cụ khối hình học cho người khiếm thị”.

- Học sinh nêu được ưu điểm và hạn chế của sản phẩm.

- Học sinh biết cách bảo vệ phương án thiết kế và sản phẩm.

- Học sinh biết cách đặt câu hỏi, tranh luận các nội dung, ý tưởng, giải pháp với nhóm bạn và đề xuất các ý tưởng cải tiến “Bộ dụng cụ khối học hình học cho người khiếm thị”.

 b) Nội dung

- Đại diện các nhóm báo cáo và thử nghiệm sản phẩm trước lớp.

- Các nhóm còn lại đặt câu hỏi, thảo luận, tranh luận về sản phẩm của nhóm vừa trình bày.

- Đại diện nhóm vừa báo cáo trả lời các câu hỏi để bảo vệ phương án thiết kế sản phẩm của nhóm mình, ghi nhận các ý kiến đóng góp.

- Học sinh thực hiện phiếu đánh giá.

- Học sinh đề xuất các ý tưởng cải tiến cho sản phẩm mỗi nhóm.

c) Sản phẩm

- Sản phẩm hoàn thiện của các nhóm kèm các phiếu đánh giá số 2, phiếu đánh giá số 3.

- Các ý tưởng cải tiến sản phẩm.

d) Tổ chức thực hiện

Ý tưởng của nhóm học sinh đưa ra dựa vào viêc thực hiện sờ lần lượt từng mặt/cạnh của hình rồi dùng giấy ghi chú dán lên mặt/cạnh cho đến khi hết tất cả các mặt/cạnh. Khi đó học sinh trả lời được khối hình có bao nhiêu mặt/cạnh.

* Dùng kí hiệu đặc biệt trên mỗi mặt

Ý tưởng của một nhóm học sinh đưa ra bằng cách ghi kí hiệu trực tiếp lên bề mặt của khối hộp, từ đó học sinh thực hiện sờ lần lượt các mặt và sẽ đếm được khối hình có bao nhiêu mặt.

Ý tưởng của nhóm học sinh là thực hiện sờ lần lượt từng đỉnh (góc nhọn nhô ra) của hình rồi dùng giấy ghi chú dán lên đỉnh đó cho đến khi hết tất cả các đỉnh. Khi đó học sinh trả lời được hình có bao nhiêu đỉnh.

d. Phương tiện đo đạc

* Tạo các gờ lồi trên cạnh của khối hình học

Nhóm học sinh dùng bìa cứng cắt thành hình chữ nhật để tạo thước thẳng. Sử dụng que tăm (hoạc que nhang) tạo thành các vạch chia độ dài. Từ đó chế tạo được thước đo độ dài. Đặt thước vào từng cạnh của khối hình học, sau đó học sinh sẽ sờ từng vạch lồi trên thước, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5cm.

          4. Ý NGHĨA

   - Học sinh sử dụng được các kiến thức toán học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng.

   - Vận dụng kĩ năng về vẽ kĩ thuật phù hợp để thực hành chế tạo sản phẩm theo phương án thiết kế đã chọn.

   - Học sinh nhận thấy sự vận dụng của kiến thức môn học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, biết quan tâm, chia sẻ đối với những người kém may mắn trong cuộc sống.

          5. TÍNH SÁNG TẠO, HIỆU QUẢ KINH TẾ

          - Học sinh nhận ra được sự khó khăn của người khiếm thị khi xác định hình dạng, kích thước của các khối hình hộp. Từ đó đề xuất các ý tưởng cải tiến cho sản phẩm.

          - Các sản phẩm được chế tạo bởi các nguyên vật liệu đơn giản như giấy, bìa cứng,.. chi phí sản phẩm thấp, tiết kiệm, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

          - Sản phẩm có tính ứng dụng cao trong thực tiễn; kích thích sự tư duy, sáng tạo của học sinh.

Thông tin

Tên tác giả: Đào Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Hà Vân


Đơn vị đồng hành

Đơn vị bảo trợ truyền thông