Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Ứng dụng rộng rãi công nghệ Nano trong sản xuất và đời sống

Nano được coi như một bước ngoặt của khoa học kỹ thuật thế giới, với các ứng dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, công nghệ này đang trở thành m ột lĩnh vực tạo nhiều hứng khởi trong giới khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Công nghệ Nano sử dụng kỹ thuật phân tử để xử lý những yếu tố mang tính chất siêu vi mô. Trong tương lai, nó có thể cứu sống con người khỏi căn bệnh ung thư, tạo ra những bộ quần áo có khả năng tự làm sạch, thậm chí thay đổi cả các loại đồ ăn. 

Với những ưu điểm vượt trội đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Mậu Chiến, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu đến Hội thảo một số sản phẩm ứng dụng công nghệ Nano vào sản xuất.

Tiêu biểu là sản phẩm dung dịch Nano bạc (Ag) khử khuẩn cho ao tôm và thanh long. Sản phẩm này đã được ứng dụng thành công ở các ao tôm ở Cần Giờ, Bến Tre, Bạc Liêu..., bằng cách bơm nước từ ao tôm qua các màng lọc kết hợp với xử lý bằng vật liệu nano bạc và chiếu UV (đang phát triển sản phẩm), có thể khử vi khuẩn và virus có hại có thể gây ra bệnh cho tôm. 

Hay việc k ết hợp với dung dịch Nano bạc (Ag) khử khuẩn là “Hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản”, còn gọi là “Rùa nước”. Hệ thống này hiện đang được ứng dụng tại Bến Tre, Bạc Liêu...

Đây là hệ thống gọn nhẹ, có thể thả nổi trên ao nuôi để kiểm tra chất lượng nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan, thế oxy hóa khử, NH3, NO3,...) ngay tại hiện trường ao nuôi tức thời và liên tục.

Hệ thống này có ưu điểm là có thể đo được nhiều thông số cùng một lúc và có thể được điều khiển để di chuyển trên mặt nước ao để đo tại các vị trí khác nhau và ghi dữ liệu tự động trên máy tính và truyền dữ liệu qua mạng không dây đến người sử dụng.

Từ đó chủ ao tôm, cá và nhà quản lý có thể đưa ra những biện pháp để điều chỉnh chất lượng nước ao tôm, cá kịp thời và hiệu quả nhằm duy trì sự phát triển tốt của tôm, cá nuôi. 

Đối với những ao nuôi không đạt tiêu chuẩn về hàm lượng khí oxy, chủ nuôi có thể sử dụng “Hệ thống sục khí oxy nano”. Thiết bị này có thể cung cấp khí oxy hòa tan đầy đủ hơn cho ao tôm so với các cánh quạt truyền thống và tiết kiệm điện năng hơn (được tự động kích hoạt khi ao nuôi thiếu Oxy).

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng giới thiệu đến người sản xuất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long “Hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động”.

Hệ thống được tích hợp đầu dò cảm biến chuyên dụng để theo dõi và cảnh báo độ mặn của nước trên kênh rạch hoặc cửa biển nhằm chủ động cho việc tưới tiêu, nuôi trồng thủy hải sản và sinh hoạt. 

“Hệ thống giám sát và điều khiển môi trường dựa trên nền tảng mạng cảm biến không dây cho nhà kính, trang trại nấm, các kho chứa thóc gạo” là một sản phẩm của nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Hệ thống giúp theo dõi điều kiện môi trường nhà kính, trại nấm, kho chứa thóc gạo, truyền và lưu trữ dữ liệu qua mạng không dây, xử lý và cảnh báo khi điều kiện môi trường vượt quá ngưỡng cho phép. Trên cơ sở đó tự động điều khiển các thiết bị để tái lập môi trường tối ưu cho quá trình canh tác. 

Ánh Tuyết