Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Nông nghiệp mới - Bài 3: Chiêm ngưỡng các khu nông nghiệp công nghệ cao khắp thế giới

Nông nghiệp là một trong những ngành nghề lâu đời nhất của con người, vì thế khi nhắc đến nông nghiệp người ta có xu hướng đánh giá tính hiện đại của nó kém hơn so với các ngành khác như công nghiệp, vận tải…

Tuy nhiên, trên thực tế diện mạo của ngành nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia đã thay đổi rất nhiều nhờ những tác động tích cực của khoa học công nghệ

Và chắc hẳn nhiều người sẽ phải trầm trồ vì tính hiện đại, mới mẻ, thông minh của nền nông nghiệp ở một số khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) dưới đây:

Khu vườn trong nhà được cải tạo từ nhà máy cũ của hãng Sony với diện tích đất khoảng 2500 m2, chia thành 18 dãy kệ trồng, mỗi kệ gồm 15 tầng.

Nhiều quốc gia khác cũng thử nghiệm loại hình vườn trong nhà trên nhiều loại cây giống khác nhau và thu được thành công như Hồng Kông, Nga, Singapore, Israel, Mỹ.

Đặc biệt theo kế hoạch, năm 2018 Mỹ sẽ hoàn thành vườn trong nhà lớn nhất thế giới (gấp ba lần diện tích vườn tại Miyagi hiện nay).

Nói đến NNCNC, không thể không nhắc đến Hà Lan. Đất nước vốn là vùng đất thấp ngập nước nhất thế giới đã tận dụng khoa học công nghệ hết sức hiệu quả để trở thành đơn vị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ 2 thế giới – một trong số sản phẩm đó là các loài hoa.

Hà Lan có vô số những vườn hoa tươi đẹp khắp đất nước, nhưng được biết đến nhiều nhất là vườn hoa Keukenhof.

Nơi đây đem lại doanh thu hàng trăm triệu euro mỗi năm. Không những thế, vườn hoa còn trở thành địa điểm thu hút khách tham quan du lịch nổi tiếng thế giới với hàng triệu lượt khách mỗi năm.

Đây là nông trại lớn nhất của Úc và cũng là một trong những nông trại rộng lớn nhất thế giới. Nông trại nằm trên khu đất hơn 2,4 triệu ha, lớn hơn diện tích của cả nước Israel.

Trước đây nông trại này chuyên nuôi cừu, nhưng do cừu bị chó sói bắt nhiều nên sau này người ta chuyển sang chăn nuôi bò và một số loại gia súc khác.

Toàn bộ bò đều được gắn cảm ứng đếm bước và định vị để theo dõi tình trạng sức khỏe, tuổi đời cũng như vị trí mỗi con bò để chủ động xử lý khi cần thiết.  

Đứng đầu bảng xếp hạng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên thế giới, tất nhiên, Mỹ cũng có một nền NNCNC hàng đầu.

Hầu hết các công việc trong nông nghiệp đã được công nghệ hỗ trợ và lao động trong ngành nông nghiệp Mỹ hiện chiếm chưa đến 0.7% dân số nhưng sản xuất ra sản lượng lương thực thực phẩm đứng đầu toàn cầu.

Kinh tế trang trại ở Mỹ hết sức phát triển, với tổng cộng hơn 2.1 triệu trang trại trên khắp cả nước, trung bình mỗi trang trại rộng 174ha, và không một trang trại nào không áp dụng các ứng dụng công nghệ mới.

Phổ biến nhất là hệ thống máy bay không người lái, các loại máy tự động có hoặc không có người lái, công nghệ nhân giống, tưới tự động, cảm ứng cảnh báo sức khỏe cây trồng, vật nuôi…

Nhiều trang trại ở Mỹ hiện còn được khai thác làm du lịch, nhà hàng hay resort để du khách đến nghỉ ngơi và thu hoạch sản phẩm. Điển hình như những trang trại táo ở California, một điểm đến yêu thích của nhiều người dân California cũng như du khách hiện nay.

Người Dubai đã tận dụng công nghệ biến vùng đất sa mạc khô cằn thành một vùng hoa lá tươi tốt rực rỡ sắc màu tại khu vườn kì diệu Dubai.

Người ta sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và tận dụng nước thải để tưới cho cây, bên cạnh các ứng dụng khác như công nghệ nhân giống, cảm ứng đo độ ẩm và phân tích dinh dưỡng trong đất...

Bên cạnh đó, hoa còn được sắp xếp tối ưu theo mùa để đảm bảo thời điểm nào trong năm cũng có hoa nở và theo những chủ đề người trồng hoa hướng tới.

Israel từ lâu đã là một quốc gia đi đầu trong NNCNC. Từ một quốc gia nhỏ bé vùng sa mạc với điều kiện canh tác khó khăn, Israel đã trở thành cái tên nổi bật trong nền nông nghiệp thế giới.

Ở quốc gia này, nông nghiệp là lĩnh vực mà 95% nguyên nhân thành công là nhờ khoa học, và chỉ có 5% nhờ sức lao động của con người.

Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả, sử dụng nước từ không khí, thuốc trừ sâu bằng động vật và thậm chí nuôi cá ngay trên sa mạc cằn cỗi để cải tạo đất và tăng năng suất nông sản.

Các làng Moshav là cộng đồng nông nghiệp Israel điển hình, thường bao gồm các trang trại tư nhân nhỏ tập trung gần nhau và được qui hoạch kết nối với nhau, tạo thành một vòng tròn khép kín và hiệu quả từ khâu nhân giống cho đến khâu tiêu thụ.

Có vô số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thành công của Israel hiện đang được các nước học tập và áp dụng.   

Brooklyn Grange là trang trại sân thượng lớn nhất của Mỹ với diện tích hơn 10.000m2 trên tầng thượng của một nhà kho 6 tầng, hiện mỗi năm cung ứng cho người dân trong vùng hơn 200 tấn rau hữu cơ các loại. Không chỉ trồng rau, trang trại này còn nuôi gà, chim và ong.

Đầu tiên là một lớp cản rễ để tránh rễ cây bám vào bề mặt tòa nhà, rồi đến một lớp nỉ dày, các tấm thảm thoát nước gắn những cốc nhỏ để giữ nước khi mưa lớn đồng thời cung cấp lại nước cho đất khi đất bị khô, và cuối cùng là một lớp nỉ mỏng để thảm không bị theo nước xả trôi.

Các khoáng chất được tổng hợp thành những viên đá để đè lên trên tạo cân bằng, sau đó dần dần phân hủy bổ sung chất cần thiết cho cây.

Mô hình này sau đó đã nhanh chóng được nhân rộng bởi nó không chỉ tận dụng được những diện tích bỏ thừa trên sân thượng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị mà còn giúp tạo nguồn thực phẩm sạch và lành mạnh, góp phần làm bền vững môi trường sống.

Tòa nhà do công ty Plantagon phát triển, nhằm tạo ra một trung tâm cho các nhà khoa học thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới để cải thiện nông nghiệp đô thị.

Rau được trồng trong các chậu bên trong nhà kính và sau đó được chuyển vào các khay nằm quanh một ống xoắn khổng lồ ở trung tâm. Các khay sẽ đưa cây xuống dần dần và khi xuống đến tầng cuối cùng là cây có thể được thu hoạch.

Thiết kế cuối cùng được phê duyệt không phải là hình cầu mà là góc ¼ của tòa nhà để tiết kiệm chi phí và dễ áp dụng thử nghiệm ở các khu vực khác, nhưng với công năng và nguyên tắc hoạt động tương tự như vậy.

Đ.K. Hà

See this gallery in the original post