Nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng
Qua nghiên cứu cho thấy, bã thải GYPS của công ty CP DAP – VINACHEM có chứa hàm lượng CSO4 cao do đó có thể nghiên cứu để sản xuất thạch cao nhân tạo, một loại phụ gia đông kết của xi măng.
Theo đánh giá tác động môi trường khi xây dựng nhà máy, bãi chứa GYPS có quy mô 40 ha, nằm tách biệt ngoài khuôn viên nhà máy và được chia làm hai bãi, được phân cách với nhau.
Ngày 23/7/2002 Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra quyết định 626/QĐ-TTg “Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón địa môn phốt phát tại khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng” cũng như nội dung của dự án nhà máy phân bón DAP có đề cập việc phối hợp với ngành sản xuất xi măng để xử lý bã thải GYPS và tái sản xuất vật liệu xây dựng.
Một số nghiên cứu cho thấy bã thải GYPS có chứa hàm lượng CaSO4 cao nên có thể được sử dụng nghiên cứu, sản xuất cao nhân tạo, một loại phụ gia đông kết của xi măng.
Thực hiện chủ trương trên, ngày 5/11/2014 Công ty DAP đã cùng với Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam ký bản thỏa thuận nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng và lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thạch cao nhân tạo tại Đình Vỹ, Hải Phòng.
Sự hợp tác này mở ra một hướng mới trong việc chủ động nguồn thạch cao phục vụ sản xuất xi măng trong nước, tiến tới hạ giá thành sản phẩm xi măng của Vincem.
Việc đầu tư xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cung cấp kịp thời thạch cao cho các nhà máy xi măng ở phía Bắc của Vicem. Tận dụng tất cả các chất bã thải mà lượng xi măng được tạo ra cũng như lượng xi măng xuất ra nước ngoài tăng lên một cách đáng kể. Nhờ vậy đem lại lợi ích lớn cho môi trường.
Dự án đầu tư, nâng cao năng lực tại một cơ sở sản xuất uy tín, giàu truyền thống trong ngành sản xuất xi măng, có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân dày dạn kinh nghiệm, đã được thử thách trong vận hành sản xuất. Công ty CP DAP và Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam là những đơn vị có đủ tiềm năng về tài chính, quản lý, kỹ thuật.
Điều đáng nói là việc sử dụng thạch cao nhân tạo trên thế giới đã có từ rất lâu nhưng ở Việt Nam việc sử dụng này để sản xuất xi măng vẫn còn kém. Đứng trước khó khăn này, Vicem Bút Sơn đã thực hiện nghiên cứu sản xuất xi măng từ nguồn bãi thải, bước đầu có tính khả thi cao.
P.V - Báo Tiền phong