Công nghệ nano-Mảnh đất màu mỡ cho khởi nghiệp
Trên thế giới hiện nay công nghệ nano đang phát triển như vũ bão. Tại sao công nghệ này lại có sức hút mãnh liệt đến vậy với các nhà khoa học tự nhiên trên mọi lĩnh vực nghiên cứu ?
Chúng ta có thể hiểu được điều này khi biết rằng công nghệ nano không còn nằm trong các phòng thí nghiệm nữa. Chúng đã đi vào trong gần như là tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như y sinh, khoa học vật liệu, nông nghiệp và vô số lĩnh vực khác.
Điển hình và hay được nhắc đến nhất là lĩnh vực y sinh.
Từ năm 1959, khi tìm hiểu sự hoạt động của tự nhiên ở phạm vi kích thước nanomet, Tiến sĩ Feynman ( Người đoạt giải thưởng Nobel về vật lý năm 1965) đã kết luận rằng con người hoàn toàn có thể làm được những điều như tự nhiên.
Từ đó một ngành khoa học phôi thaiđã được sinh ra mà ngày nay được biết đến rộng rãi với tên gọi “ công nghệ Nano”. Ngành khoa học này đã thu hút mạnh mẽ một cộng đồng đông đảo các nhà khoa học cả trong lĩnh vực học tập cũng như trong sản xuất, tạo ra những vật liệu nhỏ bé không thể nhìn thấy được nhưng nó tác động lớn đến cuộc sống củatoàn bộ chúng ta.
Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Công nghệ Nano” là K.Eric Drexler đã đưa ra dự đoán về tầm quan trọng của công nghệ nano nằm ở hai vấn đề: thứ nhất nó sẽ tạo ra một ngành “Công Nghiệp” với doanh thu ước tính 1000 tỷ USD vào năm 2015 và thứ hai nó sẽ tác động đến cuộc sống của tất cả chúng ta.
Trong công nghiệp dược phẩm, phần lớn các chất có hoạt tính sinh học li trích từ tự nhiên hoặc tổng hợp thường ở dạng hạt có kích thước lớn ít tan trong nước, nên cơ thể khó thu hoàn toàn được.
Để sử dụng bào chế thành thuốc trị bệnh hiệu quả, các chất trên cần phải được cải thiện tính tan có các tác dụng làm tăng độ hoà tan, bảo vệ và dẫn truyền nhằm mục đích tăng sinh khả dụng của các phân tử thuốc.
Chỉ ví dụ cho việc áp dụng công nghệ Nano trong lĩnh vực y sinh, chúng ta đã thấy đây rõ ràng là một mảnh đất vô cùng màu mỡ cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Nếu doanh thu ước tính theo K.Eric Drexler là 1000 tỷ USD, thì chỉ cần 1 phần ngàn đã là quá đủ cho hệ sinh thái khởi nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng làm sao để có thể ươm mầm ý tưởng cho một lĩnh vực tưởng chừng như chỉ dành cho các viện nghiên cứu hàn lâm? Không hẳn là như vậy. Nano chỉ là một trạng thái kích thước của vật liệu, chúng nhỏ hơn mi li mét rất nhiều nhưng vẫn còn rất lớn so với các kích thước phân tử.
Chúng ta biết rằng các nhà hóa học đã làm việc với kích thước phân tử hàng ngàn năm nay. Như vậy thì kích thước nano không phải vấn đề quá ghê gớm, khi chúng ta chưa hiểu hết về một vấn đề mới, chúng ta có xu hướng thường hay tự hù dọa chính mình hay hù dọa lẫn nhau.
Như vậy công nghệ nano có liên quan gì đến khởi nghiệp? Rõ ràng nếu chúng ta xây dựng được một “cánh đồng” để ươm mầm những hạt giống trong lĩnh vực kỹ thuật nano, chúng ta sẽ có rất nhiều các ý tưởng vô cùng mới và hoàn toàn có thể áp dụng chúng vào thực tiễn để khởi nghiệp.
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, ý tưởng là điều vô cùng quan trọng để có thể mang đến thành công.
Để phát triển lĩnh vực này, ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều trung tâm nghiên cứu công nghệ nano được thành lập và đã đi vào hoạt động như Phòng Thí Nghiệm Công Nghệ Nano (PTNCNNN) được tài trợ bởi Dự án Giáo dục Đại học của Ngân hàng Thế giới với kinh phí đầu tư 4,5 triệu đô-la Mỹ haytrung tâm nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (MANAR).
Tuy nhiên cũng có những công ty khởi nghiệp bằng các ý tưởng từ công nghệ nano không xuất phát từ các trung tâm này như công ty Sản phẩm thiên nhiên Bách Khoa (là doanh nghiệp khởi nghiệp xuất thân từ vườn ươm khoa học công nghệ trực thuộc Sở khoa học công nghệ và trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh).
Công ty đã phát triển thành công một số dòng sản phẩm sử dụng trong mỹ phẩm từ công nghệ nano, điển hình là sản phẩm Kem dưỡng da nano curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng, với thương hiệu Maldala. Đây là một trong những ví dụ minh chứng cho việc phát triển thành công công nghệ này tại các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng công nghệ nano.
Mai Thành Chí