Thực tế ảo là tương lai của mua sắm
Mua sắm trực tuyến đang trên đà phát triển. Mua trực tuyến nhanh gọn và giao hàng đến tận cửa bạn, thỉnh thoảng còn giao trong ngày. Nhưng với mua sắm trực tuyến, bạn lại bỏ lỡ những trải nghiệm đi vào một cửa hàng và nhặt hàng.
Đó là mảnh đất của mua sắm thực tế ảo, nơi cố gắng đem lại cho bạn sự tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến và những trải nghiệm ở một cửa hàng.
Người ta đã đang mua sắm qua thực tế ảo, nhưng nó vẫn còn trong những giai đoạn đầu.
Vào cuối năm 2016, Alibaba của Trung Quốc đã cho ra mắt Buy+, một trải nghiệm thực tế ảo có thể được truy cập bằng một tai nghe thực tế ảo.
Với Buy+, người ta có thể đi dạo quanh một cửa hàng, nhìn qua các món hàng, và bỏ thêm đồ vào xe đẩy hàng bằng cách nhìn chằm chằm vào 1 sản phẩm đủ lâu. Theo Vice, 30.000 người đã thử Buy+ 1 tiếng sau khi buổi giới thiệu của nó.
Để sử dụng mua sắm thực tế ảo, bạn sẽ cần một tai nghe thực tế ảo, có thể dao động từ 1 chiếc kính Google Cardboard giá 10$ đến một chiếc kính Oculus Rift giá hàng trăm đô la.
Giống như mua sắm trực tuyến, thông thường có một giỏ hàng ảo, bạn có thể mua đồ bằng việc cung cấp thông tin thẻ tín dụng của bạn sau khi thanh toán.
Các công ty lớn như Amazon cũng đang hoàn thiện việc thêm vào mua sắm thực tế ảo trong nỗ lực làm tăng doanh thu.
Vào tháng 5 năm 2016, Ikea cho phép người dùng tự thiết kế căn bếp của mình với một chiếc kính HTC Vive. Hãng xe Audi cũng sử dụng kính HTC Vive để giới thiệu xe hơi tại các showroom.
Sau đó vào năm 2016, eBay Úc đã hợp tác với Myer để tạo ra "cửa hàng bách hóa thực tế ảo đầu tiên," nhưng nó mô phỏng một trang web của các đồ vật nằm lơ lửng chứ không phải là một cửa hàng thực.
Đầu tháng này, Ikea đã bắt đầu sử dụng thực tế ảo tại Úc. Bản thân bạn có thể thấy những thử nghiệm trên Android, iOS và máy tính để bàn (mặc dù các phiên bản máy tính để bàn không có sẵn thực tế ảo).
Phiên bản mua sắm thực tế ảo của Ikea tạo cảm giác như một phiên bản thu nhỏ của Google Street View. Bạn có thể đi dạo quanh các cửa hàng và ở giữa gian đồ nội thất.
Bạn có thể chọn các đồ vật được đánh dấu với dấu chấm xanh nổi lên, để xem mô tả và giá của mặt hàng đó.
Các công ty nhỏ hơn như Gatsby, một công ty khởi nghiệp thành lập nên các cửa hàng thực tế ảo, đang nghiên cứu để tạo ra những trải nghiệm mua sắm thực tế ảo.
"Chúng tôi đang thực sự cố gắng để tiến gần với những gì nó giống như là đang ở đó, và chúng tôi muốn nó phải rất giống với thực tế," Anastasia Cifuentes – người đồng sáng lập Gatsby nói.
"Tất cả những chi tiết nhỏ về cách bạn di chuyển như thế nào, chúng tôi đang thực sự tập trung vào việc làm thế nào là hợp lý."
Gatsby chỉ đang thử nghiệm với thực tế ảo ít hơn 6 tháng nhưng hy vọng sẽ khởi động một ứng dụng vào mùa thu.
Sử dụng ứng dụng mua sắm Gatsby để mua đồ nội thất tạo cảm giác giống như chơi một trò chơi. Bạn có thể nhìn xung quanh một căn phòng từ một điểm cố định (bạn chưa thể di chuyển xung quanh không gian nào).
Có một chiếc nút cho phép bạn nhấp vào đồ vật và xoay chúng. Một khi bạn chọn một đồ vật, chi tiết của đối tượng về chiều dài, chiều rộng, chiều cao và giá xuất hiện. Nếu bạn muốn một thứ, bạn có thể thêm nó vào giỏ hàng của bạn.
Ứng dụng vẫn đang được phát triển, nhưng Gatsby hy vọng sẽ sử dụng hình ảnh thực tế của các đồ vật và các phòng một khi ứng dụng hoàn thành
Thực tế ảo không hoàn toàn tái tạo lại trải nghiệm mua sắm trực tiếp, nhưng nó đang tiến đến đó. Nó cũng sẽ trở nên rẻ hơn và có thể truy cập nhiều hơn nữa: bây giờ bạn chỉ cần điện thoại thông minh của bạn và một chiếc bộ kính Google Cardboard giá 10$ để trải nghiệm nó.
Ella Hoang (Theo lifehacker)