Robot lấy sinh thiết chẩn đoán ung thư vú

Robot tên Stormram 4 là một máy in 3D có thể thực hiện việc lấy một mảnh mô ở dưới da với tốc độ 10 bước/giây để làm xét nghiệm sinh thiết.

Khi nói về robot, người ta thường mặc định đó là robot hình người thường thấy trên phim ảnh. Nhưng nhiều robot chỉ như máy móc thông thường nhưng có thể hoạt động độc lập, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.

Đây là trường hợp của robot tên Stormram 4, một máy in 3D có thể thực hiện xét nghiệm sinh thiết bằng việc lấy một mảnh mô ở dưới da. Nó được thiết kế để giải quyết ung thư vú, dạng ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ.

Sự khác biệt chính ở đây là nó có thể làm ngay bên trong máy quét cộng hưởng từ MRI, thay vì phương pháp dùng sóng siêu âm hoặc tia X liều thấp.

Theo Françoise Siepel, một nhà nghiên cứu trên robot, sự thay đổi này mang lại "độ chính xác cao nhất so với các kỹ thuật hình ảnh khác từng sử dụng trong giai đoạn chẩn đoán của bệnh nhân ung thư vú".

Robot được điều khiển tuyến tính chính xác cao với động cơ khí nén cong. Khi sử dụng trong máy quét cộng hưởng từ, robot cần ống dài 6m. Trong môi trường này, robot có thể vận hành 10 bước/giây.

Robot Stormram 4 đã giành giải thưởng Robot phẫu thuật trong tuần lễ Robotics Anh vào cuối tháng 6-2017.

Robot không thể thay thế bác sĩ

Phần lớn bệnh nhân, đặc biệt phụ nữ, đều hoảng sợ vì kích thước mũi kim rút mẫu sinh thiết. Nhưng dưới sự động viên của bác sĩ khi dùng phương pháp sóng siêu âm, một vài bệnh nhân can đảm sẽ theo dõi quá trình rút sinh thiết trên màn hình.

Mặc dù máy cộng hưởng từ và robot cho phép mũi kim đặt chính xác, hình ảnh rõ ràng hơn phương pháp sóng siêu âm nhưng nhiều bệnh nhân cảm thấy yên tâm khi có bác sĩ thì thầm bên cạnh.

Dù robot ngày càng thực hiện nhiều vai trò, công việc trong y học hiện đại, nhưng các nhà nghiên cứu nhấn mạnh trải nghiệm của bệnh nhân khi tương tác với robot cũng quan trọng không kém.

Trong tương lai, khi robot trở nên phổ biến hơn trong các các cuộc phẫu thuật và quy trình y tế, cần có sự cân bằng giữa trải nghiệm thoải mái, an tâm của bệnh nhân với yêu cầu đảm bảo kết quả tốt nhất.

Tại Viện Alan Turing chuyên về Khoa học dữ liệu (Anh), Sandra Wachter chuyên nghiên cứu về đạo đức dữ liệu trấn an: "Các nhà nghiên cứu robot đang thực hiện những chiến dịch đưa các giá trị đạo đức vào chương trình nghiên cứu ngay từ ban đầu.

Robotics có thể giúp chúng tôi thực hiện các thao tác chính xác, an toàn hơn, nhưng sẽ luôn có con người giám sát trong quy trình đó".

Gia Hiên - Tuổi trẻ