Nông dân Châu Phi ‘trồng’ một biểu đồ trên cánh đồng để gửi thông điệp ra thế giới

Trên một cánh đồng ở Zambia, mọi người ở đây đã bỏ ra 5 ngày để cày bừa đất đai, nhưng không phải để lấy lương thực, mà để vẽ lên trên cánh đồng một bức hình biểu đồ mang thông điệp: Châu Phi cần được thế giới quan tâm hơn về lương thực.

Mặc dù châu Phi chiếm tới 1/4 số đất trồng trọt toàn cầu, nhưng chỉ sản xuất ra được 10% lương thực của thế giới. Nhiều thanh niên đã bỏ làm ruộng, rời khỏi nông thôn đúng vào thời điểm bùng nổ dân số và nhu cầu lương thực đang tăng cao.

Con số ‘11’ khổng lồ ở trong bức hình này muốn nói một điều, rằng xóa đói nghèo bằng cách phát triển nông nghiệp sẽ hiệu quả cao gấp 11 lần các biện pháp khác.

4/5 số người nghèo nhất trên thế giới đang sống ở nông thôn và phụ thuộc vào nông nghiệp để sinh nhai. Nếu cải thiện được việc sản xuất và tiếp cận thị trường, nó có thể giúp các gia đình tăng thu nhập đồng thời đáp ứng nhu cầu thực phẩm nhiều hơn.

Ông Gilbert Houngbo, chủ tịch của IFAD, một tổ chức nông nghiệp của LHQ nói: “Giá cả và nhu cầu sinh hoạt tăng cao hứa hẹn rất nhiều tiềm năng cho những người nông dân làm việc trong 500 triệu trang trại nhỏ ở trên thế giới để trồng và bán nhiều lương thực, thoát khỏi đói nghèo”.

Để nông nghiệp có thể trở thành một cơ hội thoát nghèo, thì giải pháp duy nhất chỉ có là cải thiện hệ thống quản lý, đầu tư, để có thể thu hút những thanh niên đang rời nông thôn tìm kiếm việc làm quay trở lại nông nghiệp.

Để thuyết phục những người trẻ tuổi, IFAD chỉ rõ ra rằng đầu tư là cần thiết để cải thiện năng suất và kết nối nông dân trẻ với công nghệ.

Điều đó sẽ kết nối họ với các chuyên gia và có những thông tin cần thiết để phát triển nguồn lương thực tốt nhất. Hầu hết nông dân trẻ ở châu Phi nói rằng cái họ cần nhất là tiếp cận với nguồn tài chính.

Hiện nay, thay vì trồng trọt, Châu Phi đang phải bỏ ra 35 tỷ đô la để nhập khẩu lương thực.

Ella Hoang (Theo fastcompany)

Tin tứcQuântin tức