Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Xung quanh vấn đề quản lý xe Grab

See this content in the original post

Sau thời gian gần 3 năm hoạt động thí điểm hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố, đến nay có thể nhìn nhận, đánh giá mặt tích cực, tiêu của Grab.

Bộ Giao thông Vận tải đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/NĐ - CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; trong dự thảo này có nhiều nội dung còn có ý kiến khác nhau, đặc biệt là việc quản lý xe Grab như thế nào? Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam (VATA) xung quanh vấn đề quản lý xe Grab.

Phóng viên: Hiện còn nhiều ý kiến khác nhau là nên quản lý xe Grab như quản lý đối với xe taxi hay tiếp tục quản lý xe Grab như xe hợp đồng trong giai đoạn thí điểm vừa qua? Quan điểm của VATA về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Quyền: Sau thời gian gần 3 năm cho phép Grab thí điểm hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố, đến nay cho phép chúng ta nhìn nhận, đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của nó.

Về mặt tích cực, khi Grab vào thị trường vận tải Việt Nam đã có tác động thúc đẩy việc áp dụng công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp taxi trong nước, người sử dụng dịch vụ vận tải của Grab được hưởng chính sách khuyến mãi với giá cước thấp.

Tuy nhiên, hoạt động của Grab cũng có nhiều điểm tiêu cực. Cụ thể, việc xác định Grab là kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với điều kiện kinh doanh đơn giản hơn rất nhiều so với điều kiện kinh doanh taxi trong khi 2 chủ thể kinh doanh này cùng chung phân khúc thị trường đã gây bất bình đẳng và mâu thuẫn lớn.

Theo số liệu mà Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam có được thì mức nộp ngân sách nhà nước bình quân trên 1 đầu xe của Grab chưa bằng 1% so với đơn vị taxi truyền thống trên cùng địa bàn. Nếu đối chiếu với các quy định hiện hành trong Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, danh mục ngành nghề mà Việt Nam còn bảo lưu khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì Grab đều có vi phạm.

Do không có dấu hiệu phân biệt xe không kinh doanh với xe có kinh doanh của Grab nên gây khó khăn cho tổ chức, quản lý giao thông ở các đô thị, tác động xấu đến trật tự an toàn giao thông.

Vì thế Hiệp hội kiến nghị nếu Grab kinh doanh như vừa qua thì phải coi là kinh doanh taxi. Đương nhiên Hiệp hội cũng kiến nghị cần rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết nhất là khi đã áp dụng nhiều công nghệ mới.

Phóng viên: Có ý kiến cho rằng, Grab đưa công nghệ vào, chất lượng dịch vụ tốt, giá cước rẻ, khuyến mãi nhiều, có lợi cho người sử dụng dịch vụ, tại sao không ủng hộ? Hiệp hội có ý kiến gì về vấn đề này ?

Ông Nguyễn Văn Quyền: Hiện nay công nghệ kết nối giữa bên cung ứng dịch vụ, hàng hóa với người tiêu dùng đang rất phổ biến, các doanh nghiệp trong nước hiện cũng áp dụng nhiều, chất lượng dịch vụ taxi truyền thống không thua kém Grab về các yếu tố như: công khai, minh bạch... Đặc biêt, giá cước của nhiều hãng taxi truyền thống hiện cũng rất cạnh tranh.

Về vấn đề giá cước cần có sự hài hòa giữa các bên. Nếu giá cước thấp mà người sử dụng dịch vụ hiện đang được hưởng nhưng nếu thất thu ngân sách thì có nghĩa Nhà nước và toàn dân đang chịu thiệt. Nếu cứ quản lý Grab như hiện nay thì trong thời gian tới khi taxi truyền thống đã bị loại khỏi thị trường thì lúc đó sẽ là giai đoạn độc quyền của Grab. Như vậy sẽ có những hậu quả tiêu cực về lâu dài với người sử dụng dịch vụ.

Phóng viên: Có ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần cơ cấu lại, áp dụng công nghệ để cạnh tranh với Grab, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Quyền: Việc các doanh nghiệp trong nước cơ cấu lại, áp dụng công nghệ quản lý mới để cạnh tranh với Grab là rất cần thiết và các doanh nghiệp cũng đang tích cực triển khai. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ nếu chúng ta không tạo ra hành lang pháp lý chung, đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh và nghĩa vụ với nhà nước.

Mặt khác cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải tăng cường hướng dẫn, thanh kiểm tra chuyên ngành để đưa các doanh nghiệp vào thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, nhà nước và người sử dụng dịch vụ; đảm bảo cả lợi ích trước mắt và lâu dài. Đặc biệt là cần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành vận tải và toàn bộ nền kinh tế.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Quang Toàn - BNews

Bài gốc

See this content in the original post

Xem thêm

See this content in the original post