Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

TP.HCM triển khai smart city, người dân được lợi gì?

See this content in the original post

Những lợi ích từ việc áp dụng CNTT ở một số lĩnh vực trong phát triển xây dựng đô thị thông minh.

1. Lĩnh vực giao thông

Người dân còn được trải nghiệm hệ thống vận tải hành khách công cộng chất lượng cao, xuyên suốt với vé điện tử liên thông.

Giải pháp thu phí thông minh, đỗ xe thông minh giúp người dân thuận lợi trong việc gửi xe/đỗ xe.

Dữ liệu mở về giao thông và thông tin dự báo giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người dân và doanh nghiệp tìm được lộ trình di chuyển phù hợp, giúp giảm ùn tắc; cho phép người dân tham gia giám sát các hoạt động liên quan đến giao thông như doanh nghiệp vận tải, đào đường, công trình,…

Kênh thông tin tương tác thời gian thực với người dân sẽ nhận các tin báo, đóng góp, phản hồi về tình hình giao thông, các vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, các sự cố như tai nạn, hư hỏng cơ sở hạ tầng giao thông… tạo điều kiện cho việc sử phạt, khắc phục; đồng thời có thể được sử dụng để tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân.

2. Lĩnh vực y tế

Bệnh án điện tử sẽ cho phép người dân truy cập bằng các thiết bị điện thoại di động để xem, lưu trữ và chia sẽ với đội ngũ chăm sóc y tế…Các hệ thống lưu trữ đầy đủ dữ liệu về tình hình sức khỏe và lịch sử khám chữa bệnh của người dân cho phép bác sỹ truy cập dễ dàng theo thời gian thực, cho phép chia sẽ giữa các bệnh viện. Từ đó công tác khám chữa bệnh được thực hiện nhanh hơn, người bệnh không phải làm lại các kết quả xét nghiệm, bác sỹ không mất thời gian tra cứu thông tin của người bệnh từ các hồ sơ sổ sách. Chất lượng khám chữa bệnh sẽ được nâng cao, các sai sót y khoa cũng được hạn chế.

Các dữ liệu về hệ thống y tế, chỉ dẫn về dịch vụ y tế, an toàn thuốc, dịch bệnh, y tế dự phòng… có thể được chia sẽ dưới dạng dữ liệu mở để cung cấp thông tin cho người dân cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng. Dữ liệu mở về cấp phé cho phép người dân giám sát các cơ sở khám chữa bệnh, các bác sĩ hành nghề tư nhân.

Các thiết bị đeo thông minh IoT có thể được triển khai phục vụ cho việc giám sát sức khỏe từ xa, kết hợp với các hệ thống phân tích giúp dự báo, cảnh báo cho bác sỹ về tình hình diễn biến của bệnh nhân. Các hệ thống hội chẩn từ xa giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian đi lại mà vẫn nhận được sự khám chữa bệnh và tư vấn sức khỏe chất lượng.

Cổng thông tin ngành y tế vừa cung cấp thông tin dữ liệu cho người dân vừa tiếp nhận các ý kiến phản hồi.

3. Lĩnh vực an toàn thực phẩm

Người dân dễ dàng tiếp cận các thông tin về cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó đánh giá được các nguy cơ rủi ro về an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh thực phẩm trước khi lựa chọn sử dụng. Dần dàn các giải pháp ứng dụng sẽ cho phép người dân có thể truy xuất được nguồn gốc của nhiều loại thực phẩm để có thể yên tâm hơn.

Cung cấp các kênh thông tin tương tác để nâng cao vai trò của người dân trong việc ghi nhận và phản ánh các trường hợp vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm (kết hợp với việc tra cứu dữ liệu mở về cấp phép đã nêu ở trên).

Doanh nghiệp sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm cũng được tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đăng ký cấp phép qua các thủ tục dịch vụ trực tuyến.

4. Lĩnh vực môi trường

Khi thành phố giám sát được chất lượng môi trường theo thời gian (gần) thực thì sẽ nhanh chóng hơn các biện pháp sử lý các tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

Thành phố cũng có thể cung cấp dữ liệu mở về chất lượng môi trường để người dân thấy được tình hình cải thiện các chỉ số qua thời gian.

Các ứng dụng CNTT hướng cộng đồng như cổng thông tin điện tử, ứng dụng di động kết hơp với dữ liệu mở về cấp phép của các doanh nghiệp, nhà máy, xi nghiệp…sẽ giúp kết nối một cách nhanh nhất giữa người dân và chính quyền để cung cấp thông tin, thông số cần thiết về môi trường và nhận phản hồi, tin báo của người dân về các hành vi xâm phạm môi trường như xả rác, xả thải trái quy định, để qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền và sự bền vững của đô thị.

5. Lĩnh vực chống ngập

Các hệ thống cảnh báo và giám sát ứng dụng CNTT sẽ giúp theo dõi và cung cấp các thông tin về dòng chảy và thực hiện cảnh báo khi xuất hiện các tổ hợp bất lợi cho thành phố như mưa, triều cường và mực nước dâng cao để áp dụng các kịch bản ứng phó phù hợp của hệ thống quản lý tình huống khẩn cấp. Các hệ thống trên sẽ giúp cung cấp dữ liệu để xây dựng bản đồ ngập nước của thành phố - bản đồ này có thể cung cấp dưới dạng thông tin dữ liệu mở, cho phép người dân và doanh nghiệp sử dụng để chủ động giảm thiểu tác động của ngập nước.

Các kênh thông tin tương tác thời gian thực giữa chính quyền và người dân sẽ giúp các cơ quan nhà nước cung cấp những dự báo, cảnh báo về khả năng xảy ra ngập cũng như các thông tin, kiến thức phòng chống, ứng phó ngập lụt; đồng thời cho phép người dân phản ánh tình trạng ngập bất thường để chính quyền địa phương thực hiện kiểm tra khắc phục.

6. Lĩnh vực nguồn nhân lực

Người lao đọng và doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ việc nâng cao chất lượng dự báo nguồn nhân lực – sinh viên ra trường sẽ được trang bị các kĩ năng phù hợp với nhu cầu sử dụng lâu động, có cơ hội cao để tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo; doanh nghiệp sẽ tìm được nguồn cung lao động phù hợp về cả số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu cùng công cụ CNTT sẽ đơn giản hóa công việc và nâng cao chất lượng quản lý về nguồn nhân lực và thị trường lao động cho các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Các công cụng giáo dục đào tạo trực tuyến ngày càng phổ biến sẽ hỗ trợ cho định hướng xây dựng xã hội học tập. Việc nâng cao hiểu biết về CNTT của người dân, hướng đến công dân điện tử và xã hội học tập sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân, trang bị những kiến thức và hiểu biết cần thiết để sinh hoạt, làm việc trong đô thị thông minh. CNTT cũng sẽ đóng vai trò chủ chốt trong công tác này thông qua các hệ thống học tập từ xa qua mạng tại các Trung tâm học tập cộng đồng của các phường xã.

Dữ liệu mở về giáo dục cho phép người dân và doanh nghiệp giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo của của các cơ sở giáo dục, trường lớp. Các hình thức tương tác số đã bắt đầu hình thành, ví dụ như hình thức sổ liên lạc điện tử để trao đổi giữa phụ huynh học sinh và nhà trường.

7. Lĩnh vực an ninh trật tự

Người dân và doanh nghiệp được sinh sống và làm việc trong môi trường an toàn, an ninh cao.

Các cơ sở dữ liệu được số hóa cũng sẽ phục vụ cho công tác cải cách hành chính, Cổng thông tin điện tử Công an thành phố cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 trở lên, thông qua đo là kỳ vọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khi không còn phải photo nhiều giấy tờ như chứng minh nhân dan, hộ khẩu, điền tay các mẫu và thực hiện nhiều thủ tục.

Vai trò tham gia của người dân trong đô thị an toàn được nâng cao nhờ sự hỗ trợ của các kênh thông tin đa dạng, tương tác theo thời gian thực với thành phố để thông báo, góp ý về những sự cố khẩn cấp cũng như những vấn đề hư hỏng, xuống cấp của cơ sở hạ tầng đô thị. Việc người dân tham gia vào việc đảm bảo an ninh, an toàn sẽ góp phần nhanh chóng giúp cải thiện chất lượng phục vụ, dịch vụ đô thị, tạo sự đồng thuận cao giữa người dân và chính quyền thông qua đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đô thị.

8. Lĩnh vực chính quyền điện tử

Hệ thống dịch vụ công tác trực tuyến tập trung đa dạng về hình thức truy cập sẽ giúp thu hút người dân, tổ chức , doanh nghiệp cùng tham gia các hoạt động của các cơ quan nhà nước, cho phép công dân chỉ truy cập vào một địa chỉ duy nhất và đăng nhập môt lần mà có thể thực hiện được toàn bộ các giao dịch với Chính quyền. Người dân và các tổ chức dễ dàng tiếp cận thông tin của chính quyền các cấp, thông tin biểu mẫu và giấy tờ và hướng dẫn đầy đủ về thủ tục hành chính, dễ dàng thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4, thanh toán điện tử, tích hợp chữ kí số điện tử. Hồ sơ được điện tử hóa và có tính pháp lý, minh bạch hóa, người dân có thể theo dõi kết quả sử lý hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến.

Các kênh giao tiếp bằng CNTT tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân, cho phép mở rộng hợp tác giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ lẫn nhau, kết nối giữa các hệ thống thông tin của chính quyền với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân nhằm thuận tiện trong quá trình kiểm tra, báo cáo. Chính quyền khuyến khích, tạo điều kiện cho các công ty khởi nghiệp sử dụng dữ liệu mở để cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người dân và tổ chức.

9. Lĩnh vực chỉnh trang và phát triển đô thị

Việc quy hoạch hợp lý sẽ gián tiếp tạo môi trường sống ổn định phù hợp cho người dân. Các dữ liệu mở về quy hoạch đô thị cho người dân có thể truy cập và tìm thông tin một cách nhanh chóng trong các giao dịch, đẩy mạnh tính minh bạch và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân.

Các kênh tương tác số (ứng dụng di động) cho phép người dân tham gia giám sát tình hình xây dựng tuân thủ quy hoạch, tố giác các hành vi lấn chiếm lòng lề đường, xây dựng trái phép, lấn chiếm kênh rạch…

Châu Tấn - PCWorld

Bài gốc

See this content in the original post

Xem thêm

See this content in the original post