Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Những vụ vỡ đập thủy điện kinh hoàng trên thế giới

See this content in the original post

Thuỷ điện là một trong những phát minh quan trọng của loài người - nó là biểu tượng của khả năng thuần hóa thiên nhiên và mang lại 20% lượng điện trên toàn Thế Giới. Tuy nhiên trong quá trình chinh phục thiên nhiên, đã xảy ra không ít tai nạn dẫn đến những thảm hoạ thảm khốc. Đập thuỷ điện Xe Pian-Xe Namnoy của Lào là một trong những tai nạn thuỷ điện lớn nhất Thế Giới.

1/12/1923 - Vỡ đập Gleno ở Ý, 365 người thiệt mạng

Đập Gleno là một đập vòm được khởi công vào năm 1916, trên sông Gleno ở Valle di Scalve, tỉnh Bergamo phía bắc nước Ý.

Ban đầu, đập được thiết kế là một đập trọng lực với thể tích rất lớn. Nhưng vào năm 1921 vì lý do kinh phí, đập đã được chuyển thiết kế thành đập nhiều cổng vòm, nhiều đập vòm được xây dựng trên nền móng của đập trọng lực đã xây.

Đây là một trong những nguyên nhân làm đập sập sau này, cùng với việc trước đó năm 1920, các quan chức địa phương đã cảnh báo rằng nhà thầu đã không sử dụng vữa xi măng thích hợp.

Ngày 22/10/1923, đập được đưa vào sử dụng và nhanh chóng tích được 100% lượng nước nhờ những trận mưa lớn, lượng nước được ước tính khoảng 4,5 triệu m3. Theo ghi nhận của một số kỹ sư, lượng nước ở con đập Gleno có lúc lên cao hơn mức tối đa cho phép. Những lúc mực nước trong đập dâng quá cao, những người quản lý đã phải xả tới 10m3/giây. Đây là những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên.

Điều gì đến cũng phải đến, vào 6:30 sáng ngày 1 tháng 12 năm 1923 - tức hơn 1 tháng kể từ ngày đưa đập vào sử dụng, một trụ chống trên đập và bị nứt và sau đó bị gãy. Chỉ trong vòng 12-15 phút, 4 triệu 5 m3 nước với độ cao 1.535 m trên mực nước biển bị rút sạch khỏi hồ chứa, tràn xuống thung lũng phía dưới.

Sự việc diễn ra quá nhanh đến nỗi không một tin tức cảnh báo nào kịp truyền đi, và không một nỗ lực cứu chữa nào có thể được thực hiện.

Trong vòng 45, cơn lũ quét qua nhiều làng và đô thị. Thời điểm này là lúc người dân đang đi lễ ở nhà thờ, khiến sự việc càng thêm nghiêm trọng. Những vùng đất thơ mộng của Ý với những nhà thờ đẹp đẽ đã bị huỷ diệt hoàn toàn. Ít nhất 365 người bị thiệt mạng và hàng nghìn nhà cửa bị huỷ hoại.

5 trạm phát điện trong vùng, cùng mạng lưới điện thoại bị phá huỷ, người dân chìm trong cảnh tăm tối và không thể liên lạc với bên ngoài.

Những nghiên cứu về sau đã chỉ ra, do việc đập có kết nối kém với móng và do chất lượng bê tông kém là nguyên nhân chính khiến đập bị sập. Ngày nay, một đài kỷ niệm được dựng lên ở đây và con đập vẫn không được sửa chữa lại.

5/8/1975 - Vỡ đập Bản Kiều ở Trung Quốc, 175.000 người thiệt mạng

Đập Bản Kiều, còn được gọi là đập sắt, được khởi công năm 1951 trên sông Nhữ và hoàn thành năm 1952, với sự giúp đỡ của Liên Xô.

Trong quá trình xây dựng đập đã xảy ra nhiều tranh cãi. Đáng chú ý nhất là Cheng Xing - 1 nhà thuỷ học nhiều kinh nghiệm của Trung Quốc, cho rằng nên xây ít nhất 12 cửa xả, nhưng trong bản thiết kế chỉ phê duyệt 5 cổng. Ông Cheng Xing phản ứng gay gắt với điều này và bị mời ra khỏi dự án.

Con đập được thiết kế để chịu được những cơn lũ cực lớn với lượng mưa vào khoảng 300mm/24 giờ. Tuy nhiên vào ngày 5/8/1975, dưới tác động của bão Nina, một lượng mưa lớn chưa từng có đã trút xuống, lượng mưa vào khoảng 1.060 mm/24 giờ.

5 cổng xả nước trên đập là không đủ với cơn đại hồng thuỷ này. Những con đập ở thượng nguồn lần lượt bị sập, một lượng nước khổng lồ tràn về hạ lưu, nơi có Bản Kiều là lá chắn kiên cố nhất.

Ngày 8/8/1975, đập Bản Kiều thất thủ, một dòng lũ cao 6m tiếp tục tràn xuống hạ lưu, cuốn phăng 60 con đập khác trên đường đi. 15,7 tỷ m3 nước từ những con đập tạo thành cơn sóng thần rộng 10km, cao 7km và tốc độ 50km/h cuốn sạch gần chục đô thị xung quanh. 13.000 km2 đất chìm trong biển nước, 175.000 thiệt mạng trong cơn lũ quét, 5,96 triệu căn nhà bị phá hủy, 11 triệu người bị mất chỗ ở. Dịch bệnh và nạn đói sau đó khiến con số người chết lên tới 230.000 người.

Đây là vụ sập đập tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Sau thảm hoạ này, Trung Quốc rất chú trọng đến việc giám sát và gia cố các đập nước.

11/8/1979 - Vỡ đập Machhu ở Ấn Độ 25.000 người chết

Đập thuỷ điện Machhu II dài 4km được khánh thành vào năm 1978, chắn ngang con sông Machhu, bang Gujarat Ấn Độ.

Trong dân gian, bang Gujarat có một truyền thuyết rằng, một phụ nữ Bania nhảy xuống sông Machhu tự tử vì không muốn trở thành nô lệ tình dục của lãnh chúa Jiyaji Jadeja. Trước khi chết, người phụ nữ này nguyền rủa: "7 thế hệ sau, thành phố này cũng như cư dân ở đây sẽ không tồn tại nữa”.

Vào năm khánh thành đập Machhu, cháu trai đời thứ 7 của Jiyaji Jadeja chết vì tai nạn giao thông ở Châu Âu, khiến dòi dõi này tuyệt tự. Sự việc dấy lên không ít lời đồn và lo lắng trong dân gian.

Vào ngày 11-8-1979, lúc 15 giờ 30 phút, vách phía Đông đập Machhu vỡ sau 10 ngày mưa lớn liên tục khiến dòng chảy vượt quá sức xả lũ của đập. Trong vào 20 phút, nước lũ sông Machhu dâng cao hơn gấp đôi, nhấn chìm thành phố Morbi và các làng mạc xung quanh.

Điều đáng nói là, chính quyền địa phương đã ra sức ém nhẹm và giảm tình tiết sự việc. Họ nói rằng sự việc này là do ông trời gây ra, khi cho mưa lớn suốt 10 ngày, và con số thiệt hại chỉ là 1.000 người chết.

Tuy nhiên, theo các chính khách đối lập, số người thiệt mạng có thể lên tới 25.000 người. Các nghiên cứu sau này cũng chỉ ra rằng nguyên nhập xảy ra thảm hoạ là do thiết kế và dự báo lũ sai.

Thành phố Morbi phải mất đến 3 năm để khắc phục hậu quả của vụ sập đập.

Qua những bài học về sập đập thuỷ điện trên Thế Giới, chúng ta cần phải hiểu rõ đập thuỷ điện không chỉ đơn thuần là một dự án để sản xuất điện. Khi gặp thảm hoạ, những đập thuỷ điện có thể gây những nguy hiểm to lớn cho cả con người lẫn môi trường.

Với những Quốc gia nào đang có, và muốn phát triển thuỷ điện phải hết sức nghiêm túc trong việc thiết kế, dự báo và phòng chống thảm họa. Qua vụ việc vừa qua, Lào phải hết sức cẩn thận trong chiến lược phát triển trở thành “ắc quy châu Á” của họ.

Surphi10

See this content in the original post