Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Hệ thống thu phí thông minh ETC hoạt động như thế nào?

See this content in the original post

Hệ thống thu phí tự động ETC (Electronic Toll Collection) là giải pháp tạo nền tảng hỗ trợ quản lý giao thông thông minh, hiệu quả dựa trên công nghệ nhận dạng bằng sóng điện từ RFID (Radio-frequency identification).

 Giải pháp này có kết hợp với các công nghệ thu phí truyền thống như nhận dạng biển số, nhận dạng phương tiện bằng laser, hệ thống phục vụ hậu kiểm bằng hình ảnh kết hợp với dữ liệu, đảm bảo thu phí tự động, chính xác, tin cậy và minh bạch.

ETC được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới

Hệ thống Thu phí Đường bộ điện tử (ETC) lần đầu tiên được ứng dụng ở Na Uy cách đây khoảng 30 năm và 10 năm trở lại đây, hệ thống này được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Trước khi công nghệ phát triển hiện đại như ngày nay, tại nhiều nước trong khu vực có hạ tầng giao thông và xã hội gần tương tự Việt Nam (như Malaysia, Indonesia, Philippine) sử dụng các công nghệ cũ (Smart card, OBU, DSRC)  trong hệ thống thu phí không dừng.

Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới hầu hết các hệ nhận dạng xe tự động đều dựa vào công nghệ RFID (Radio Frequency Identification). Đây là một phương pháp nhận dạng tự động thông qua thẻ định danh e-tag.

Công nghệ RFID được áp dụng theo tiêu chuẩn Mỹ ISO/IEC 18000-6: RFID dải tần 860 MHz đến 960 MHz. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.

Công nghệ RFID được đưa vào trạm thu phí để thực hiện những công việc sau: mỗi chip nhớ sẽ chứa một mã số mang thông tin về xe và chủ xe đang lưu thông. Khi xe đi qua trạm thu phí thì đầu đọc được bố trí xung quanh trạm sẽ đọc mã số này và truyền về PC/PLC, sau đó mã số sẽ được PC so sánh với mã số đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của máy tính.

Sau đó, toàn bộ thông tin về xe mang chip nhớ tương ứng được Visual Basic đọc về máy tính và hiển thị lên giao diện HMI. Chương trình lúc này sẽ tự động đối chiếu các thông tin về xe và kiểm tra tài khoản của chủ xe.

Nếu các thông tin hợp lệ và số tiền trong tài khoản đủ cho chuyến đi thì chương trình Visual Basic sẽ tự động trừ số tiền qua trạm của xe tương ứng đồng thời nhắn vào điện thoại đăng ký của chủ phương tiện để kiểm soát. Như vậy, xe qua trạm sẽ bỏ qua được giai đoạn mua và soát vé, ngoài ra, thời gian trao đổi dữ liệu giữa chip nhớ và PC được diễn ra trong thời gian rất ngắn, từ đó giảm thời gian lưu thông của xe.

Công nghệ RFID đã được chứng minh có độ chính xác cao, có thể được đọc ở mọi tốc độ xe trên đường cao tốc. Cho đến nay, đây được xem là một công nghệ khá phổ biến trong lĩnh vực nhận dạng điện tử.

Dán thẻ định danh (E-Tag) và nạp tài khoản giao thông ETC mới giao dịch được

Để sử dụng dịch vụ thu phí tự đồng không dừng, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh E-tag (miễn phí) để dán lên kính trước xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Thẻ này được thiết kế gồm hai phần độc lập, một phần dán trên phương tiện và một phần được lưu trên hồ sơ để kích hoạt tài khoản giao thông. Thẻ E-tag sau khi dán lên phương tiện giao thông nếu cố tình hay vô ý bóc ra khỏi xe sẽ không thể tái sử dụng.

Tài khoản này có thể nạp tiền bằng nhiều kênh khác nhau như nạp trực tiếp, qua mạng internet, qua ngân hàng, qua thẻ cào, gửi tin nhắn bằng điện thoại. Sau khi xe được gắn thẻ E-tag chạy vào làn thu phí không dừng, hệ thống sẽ nhận diện chụp biển số và phát tín hiệu để đọc thẻ E-tag.

Hình ảnh và thông tin được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý và kiểm tra số dư tài khoản thu phí của xe. Nếu tài khoản thu phí của xe đủ điều kiện, thanh chắn barrier sẽ mở tự động để xe qua, tin nhắn SMS sẽ gửi về số điện thoại đã đăng ký.

Trường hợp tài khoản thu phí của xe không đủ tiện hoặc xe không dán thẻ E-tag đi vào làn thu phí tự động, hệ thống sẽ tự động chuyển sang chế độ thu phí một dừng (MTC).

Phong Kỳ

See this content in the original post

Xem thêm

See this content in the original post