Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Bóng tối khởi nghiệp: Những lời nói dối của startup 115 triệu USD

See this content in the original post

Có những startup cực kỳ thành công nhưng thực chất lại được xây dựng trên những lời nói dối.

Có những startup bán sản phẩm rất hay nhưng chính nhân viên của họ lại không thể sử dụng sản phẩm ấy. Công ty khởi nghiệp làm cha mẹ Cleo có vẻ rơi vào cả hai trường hợp.

Tin “sét đánh”

Forbes kể lại: Một ngày thứ hai vào tháng 4/2019, Shannon Spanhake đứng trước văn phòng của Cleo, với ban giám đốc đứng bên cạnh. Chỉ mới vài tháng kể từ khi công ty khởi nghiệp thu hút được 27,5 triệu USD từ vòng gọi vốn mới nhất, đồng sáng lập/CEO của Cleo đã phải nói trước toàn thể nhân viên rằng đi tiếp hóa ra khó hơn cô nghĩ.

Công ty có trụ sở ở San Francisco này đã ra chính sách làm việc khắt khe hơn: Spanhake cần một đội ngũ nhân viên “hạng A”, không được phàn nàn, không được ung dung, không được vắng mặt, phải làm việc 50-60 tiếng một tuần (tức là gần 9 tiếng một ngày tính cả ngày nghỉ), chính sách làm việc tại nhà bị hủy bỏ.

Buổi thuyết trình của CEO đã bị cắt ngắn trước khi cô sang phần tiếp theo. Phần một đã như tiếng sét giáng xuống các nhân viên của Cleo. Họ cảm thấy công ty đã trở thành một trò cười, bởi startup này ra đời vốn để tạo ra một nơi làm việc tốt hơn cho các bậc cha mẹ. Một nhân viên trả lại laptop cho công ty, rời đi và từ chức ngay lập tức.

Hai tháng sau, Spanhake lại đứng trước nhân viên và đột ngột rời bỏ công ty. Theo kết quả điều tra của Forbes, Spanhake đã nối dối hoặc tô điểm cho lý lịch của mình để trông giống một nhà sáng lập công nghệ đang trên đỉnh cao thành công.

Sau khi ban giám đốc kết thúc điều tra Spanhake, họ đã chấp nhận đơn từ chức của cô. Họ nói: “Gần đây chúng tôi phát hiện ra rằng Shannon Spanhake không đáp ứng các tiêu chuẩn của một CEO. Shannon đã thừa nhận sai lầm và xin từ chức, chúng tôi đang tích cực tuyển dụng CEO mới.”

Làm cha mẹ khó lắm, đâu phải chuyện đùa. Ảnh: Monkey Business Images/Shutterstock

Sáu tháng trước đó, không ai có thể hình dung ra chuyện như vậy. Lúc đó, Cleo đã kết thúc vòng gọi vốn với 27,5 triệu USD dựa trên định giá 115 triệu USD. Trong ba năm tồn tại, các công ty, từ Uber, LinkedIn tới công ty luật Cooley, trang trại sữa Straus Family Creamery, đã đăng ký sử dụng dịch vụ của Cleo, với các hướng dẫn viên, các y tá hay cố vấn về việc cho con bú, huấn luyện chuẩn bị cho người phụ nữ đang trong thai kỳ và sau đó hòa nhập nhanh chóng với công việc.

Dịch vụ này mang lại lợi ích cho chủ lao động khi họ sẽ không để tuột mất những nhân viên cốt cán khi họ trải qua giai đoạn làm cha mẹ và không trở lại. Cleo cho biết họ đã ký hợp đồng trị giá 10 triệu USD trong khoảng thời gian 13 tháng từ tháng 1/2018 đến tháng 1/2019 với 500.000 người có thể truy cập vào sản phẩm của công ty. Cựu CEO của General Electric, Jeff Immelt, đã trở thành cố vấn hội đồng quản trị, sau đó là Marissa Mayer, cựu CEO của Yahoo. Cái tên Cleo cũng hiện diện trên nhiều trang báo lớn như Fortune, TechCrunch và Business Insider.

Cleo đã mang đến danh tiếng cho Spanhake, người tự nhận có nền tảng về nghệ thuật và chính sách công, mong muốn giúp đỡ những người mới làm cha mẹ mà các công ty bảo hiểm không thể làm được. Công ty đã nộp đơn vào danh sách Startup tỷ đô kể tiếp của Forbes với niềm tin rằng công ty sẽ trở thành một con kỳ lân, theo bước chân của các công ty được định giá từ 1 tỷ USD như startup giao hàng thực phẩm DoorDash, startup hành lý Away và startup bất động sản OpenDoor.

Shannon Spanhake (giữa). Ảnh: Twitter

Song hóa ra, câu chuyện mà Spanhake đã kể là không có thật. Cô đã nói dối về tuổi tác, thời gian tốt nghiệp với Forbes: tự nhận mình là một CEO 36 tuổi trong khi hồ sơ lại cho thấy cô đã 42 tuổi. Trong sơ yếu lý lịch, cô gợi ý mình đã học tại trường London School of Economics danh tiếng, từng tham gia sáng lập vài startup, nhưng hầu như chỉ là tưởng tượng. Cô đã phóng đại bản thân khi tô vẽ mình như thể một chuyên gia Liên Hợp Quốc, trong khi thực tế cô mới chỉ đi đến hai hội thảo của Liên Hợp Quốc ở Kazakhstan vào năm 2015. Cô nói rằng mình đã giành giải “Top 100 phụ nữ sáng tạo khoa học và công nghệ” của Grace Hopper Foundation. Cả tổ chức lẫn giải thưởng đều không hề tồn tại.

Cũng trong cái ngày thứ hai ấy, Spanhake thừa nhận đã gian dối lý lịch của bản thân và không thực hiện đúng vai trò của một CEO. Cô viết: “Tôi thành thực xin lỗi vì sự không trung thực của mình. Dù rằng có yếu tố khách quan tác động vào hành động của tôi, nhưng tôi không có gì để biện minh. Tôi cũng đã có một số sai lầm khi làm lãnh đạo Cleo trong khi chúng tôi muốn trở thành tiêu chuẩn vàng về mặt văn hóa doanh nghiệp và an sinh xã hội cho người lao động.

Startup từng rất hứa hẹn

Ảnh: todaysparent

Các bậc phụ huynh đi làm phải đối mặt với áp lực ở mọi nơi, nhưng đặc biệt gay gắt trong văn hóa khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon vốn nổi tiếng làm việc nhiều giờ đến mức ở cùng các đồng nghiệp còn lâu hơn ở với gia đình.

Spanhake có một tầm nhìn về việc đặt trách nhiệm lên vai các nhà tuyển dụng. Cô không có con, nhưng đã chứng kiến bạn bè của mình phải đối mặt với những quyết định khó khăn, từ việc không được thăng chức cho đến phải bỏ việc vì không thể thuê người giúp việc.

Những nguồn hỗ trợ khi đó bị xem là không đủ hoặc không đánh trúng vấn đề. Spanhake đã khắc phục bằng cách biến việc đào tạo phụ huynh thành lợi ích của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp như vậy sẽ có tính cạnh tranh hơn trên thị trường nhân tài, và giảm được chi phí y tế khi nhân viên khỏe mạnh hơn và tập trung hơn.

Cleo ra mắt vào tháng 9/2016. Người sử dụng lao động sẽ trả tiền để nhân viên được tiếp cận với một trong các chuyên gia, các hướng dẫn viên của Cleo, những người sẽ giúp đỡ cha mẹ bất cứ điều gì, từ cách nói chuyện với người quản lý về việc mang thai đến cách để có giấc ngủ ngon, từ chuyện trong phòng sinh, cho con bú đến việc định hướng lại nghề nghiệp. Sáu tháng sau, họ thu hút được 2,25 triệu USD và có được những khách hàng như Slack và Reddit. Tháng 6/2018, Cleo thu hút thêm 10,5 triệu USD. Sarah Guo, thành viên hội đồng quản trị của Cleo, kể lại: Cô ấy như thể người vạn năng, tự tìm người dùng và khách hàng, khiến công việc diễn ra thực sự trôi chảy.

Nhưng mâu thuẫn với chính mình 

Ảnh minh họa: Harvard Business Review

Tuy nhiên, giá trị công ty nằm ở việc xây dựng một nơi làm việc tốt hơn cho các bậc cha mẹ bắt đầu xung đột với thực tế Cleo là một công ty khởi nghiệp thiếu tiền để theo đuổi sự tăng trưởng. Một số nhân viên cho biết dù được nghỉ thai sản nhưng họ lại bị gây áp lực buộc phải trở lại sớm. (Cleo đã phủ nhận việc này.)

Đáng phẫn nộ hơn là cách Cleo đối xử với các bà mẹ. Công ty đã cho thuê lại phòng dành cho các bà mẹ - vốn được nhiều nhân viên sử dụng để vắt sữa mẹ - cho một công ty khởi nghiệp khác trong cùng tòa nhà. Khi một người nhân viên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ thai sản, cô không thấy có phòng mới thay thế căn phòng kia. Đề nghị mở lại “phòng bà mẹ” đã bị phớt lờ.

Hầu hết đội ngũ điều hành ban đầu đã rời đi khi Spanhake muốn công ty lao vào cuộc đua trở thành một con kỳ lân. Khi Cleo bắt đầu gây quỹ vào đầu năm 2019, văn hóa “làm hết mình, chơi hết mình” đã được phát huy. Vào một ngày cuối tuần vào tháng 1/2019, Spanhake đã tập hợp các nhân viên ở Las Vegas trong một biệt thự mà công ty thuê lại. Và buổi tiệc tùng đã biến căn nhà như thể vừa trải qua một cơn giông tố với mọi thứ ngổn ngang.

Shannon Spanhake

Dù tiệc tùng được cho là nhằm giúp công ty xả hơi sau khi đạt được cột mốc lớn, nó có tác dụng ngược lại. Công ty bắt đầu gây áp lực mạnh hơn cho nhân viên, Spanhake trở nên ám ảnh với việc làm hài lòng các nhà đầu tư và đánh bại đối thủ. (Cleo cũng từ chối đưa ra lời bình luận về thông tin này.)

Một nhân viên kể lại: “Shannon là một người mơ mộng, điều đó đã giúp công ty cất cánh. Nhưng bầu không khí rất căng thẳng, thứ chúng tôi bán lại không phải thứ chúng tôi nhận được.”

Cho dù bị ép buộc bởi cạnh tranh hay bất cứ điều gì khác, thì không thể phủ nhận Spanhake đã nói dối. Khi bị truy vấn, Spanhake im lặng. Sau đó, cô gửi email cho Forbes: “Tôi đã không nói thật một số thông tin cá nhân vì tự tư tự lợi.” Rồi cô thừa nhận với nhân viên trong cùng ngày. Một tuần sau, cô lại đứng trước nhân viên một lần nữa, và lần này, cô từ chức.

Năm tháng sau, Cleo thuê Sarahjane Sacchetti, cựu giám đốc tiếp thị của Collective Health, làm CEO mới. Kể từ khi bị vạch trần, công ty cũng tuyên bố họ đã thay đổi văn hóa doanh nghiệp, như lập ra một ủy ban hỗ trợ cha mẹ và xem xét lại chính sách thời gian linh hoạt và xây dựng đội ngũ thân thiện với gia đình. Vị CEO mới tỏ ra rất tự tin sẽ chèo lái con thuyền Cleo thành công. Hy vọng đó không chỉ là lời nói ngọt đầu môi.

PV

Theo songmoi

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post