Thiếu nhân sự biến “dữ liệu” thành “vàng” trong ngành Khoa học Dữ liệu

Dữ liệu đang ăn trọn thế giới và tất nhiên Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi chúng ta nghe nhiều về chuyển đổi số, cách mạng 4.0. Như vậy, ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là năng lực lõi và là bí quyết sinh tồn cho bất kỳ doanh nghiệp, lĩnh vực trong những năm tới. 

Theo số liệu thống kê, trong năm 2020, quy mô kinh tế số của Việt Nam ước đạt 14 tỷ USD (đóng góp khoảng 5% GDP) và đứng thứ hai ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã làm chủ các công nghệ cốt lõi, phát triển các nền tảng công nghệ cho chuyển đổi số, đã có khoảng 40 nền tảng “Made in Việt Nam” được ra mắt. Công tác ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 

Tại sao ngành khoa học dữ liệu lại là một trong những ngành quan trọng trong thời điểm hiện tại và tương lai

Trong buổi hội thảo trực tuyến được mang tên: “Ứng dụng của ngành Khoa học dữ liệu trong thời đại số” do chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP, trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM tổ chức với sự tham gia của các diễn giả đang làm công tác đào tạo cũng như làm việc trong những doanh nghiệp tiên phong của ngành khoa học dữ liệu. 

Ngành khoa học dữ liệu lại là một trong những ngành quan trọng trong thời điểm hiện tại.

Ngành khoa học dữ liệu lại là một trong những ngành quan trọng trong thời điểm hiện tại.

Buổi hội thảo đã mang đến cho khách mời những thông tin hữu ích về sự cần thiết  và những ứng dụng của ngành khoa học dữ liệu ở hiện tại và tương lai. Ngoài ra, các diễn giả cũng nhắc đến nhu cầu nhân sự chất lượng cao, sau đại học để đáp ứng được bài toán chuyển đổi số cấp bách của doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung

Khi bạn không thay đổi có nghĩa là bạn sẽ bị người khác vượt qua

Ở Việt Nam tháng 1/2021 chính phủ đã ban hành quyết định 127 về chiến lược nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hay như ngành tài chính ngân hàng, cuộc đua chuyển đổi số lấy khách hàng làm trọng tâm đang diễn ra ngày càng quyết liệt và được cụ thể bằng quyết định 810 tháng 5 vừa rồi của Ngân hàng nhà nước. Và tất cả hành trình chuyển đổi này đều bắt đầu từ dữ liệu.

Nếu lấy mô hình customer first (khách hàng là trên hết) thì gần như bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đã ứng dụng dữ liệu ít nhiều ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là nhu cầu chuyển hoá lên các dịch vụ tương tác số khi xảy ra đại dịch Covid19.

Từ các doanh nghiệp thương mại điện tử như tiki, shopee họ tối ưu chi phí marketing, tập trung khai thác nhóm khách hàng tiềm năng, chạy các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng cũ đến mở rộng khách hàng cho mục tiêu tăng trưởng số lượng người dùng. Hay trong  lĩnh vực tài chính ngân hàng, mọi người cũng bắt đầu quen dần với việc mở tài khoản trực tuyến khi sử dụng các giải pháp xác thực định danh người dùng tự động (eKYC) như trueID.

Anh Phạm Thành Lâm: Đồng sáng lập, Giám đốc Phát triển Sản phẩm tại trueID – Giải pháp định danh khách hàng điện tử - Công ty Cổ phần VNG.

Anh Phạm Thành Lâm: Đồng sáng lập, Giám đốc Phát triển Sản phẩm tại trueID – Giải pháp định danh khách hàng điện tử - Công ty Cổ phần VNG.

Theo chia sẻ từ anh Phạm Thành Lâm, Đồng sáng lập, Giám đốc Phát triển Sản phẩm tại trueID – Giải pháp định danh khách hàng điện tử - Công ty Cổ phần VNG cho biết: “Ứng dụng dữ liệu và trí tuệ nhân tạo là năng lực lõi và bí quyết sinh tồn cho bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời gian tới. Bởi vì khi bạn không thay đổi có nghĩa là bạn sẽ bị người khác vượt qua.”

Bài toán đào tạo nhân sự biến “dữ liệu” thành “vàng”

Đứng trước một nhu cầu để có thể xử lý được dữ liệu, cũng như sử dụng trí tuệ nhân tạo thuần thục lại đòi hỏi rất nhiều vào kinh nghiệm thực tế ở doanh nghiệp thì các diễn giả đều cho rằng nhu cầu nhân sự được đào tạo bài bản và chuyên môn là vô cùng cần thiết. 

Theo đánh giá của PGS.TS Quản Thành Thơ thì các công ty đang thiếu nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu cho công việc xử lý và khai thác dữ liệu một cách hiệu quả. Ngoài ra, nguồn nhân lực về AI chỉ mới đáp ứng 1/10 nhu cầu thị trường mà đặc biệt là thiếu nhân lực AI ở trình độ cao.

PGS. TS. Quản Thành Thơ - Phó trưởng khoa, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính - Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM

Chính vì vậy, chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP ra đời nhằm đón đầu “ngọn sóng” trí tuệ nhân tạo này để giải quyết được bài toán nhân sự cho ngành Khoa học dữ liệu. Đây là chương trình được Hội đồng ngành Khoa học Máy tính của Trường ĐHBK thiết kế nên vừa có tính chuyên sâu về học thuật, nhưng vẫn đảm bảo trang bị các kỹ năng ứng dụng thực tế của nghề nghiệp. 

Cũng trong buổi hội thảo này TS. Trương Quang Vinh, Phó Giám đốc VP Đào tạo Quốc tế - trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM cũng đã giải đáp những thông tin về ưu điểm của chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP ngành Khoa học dữ liệu đó chính là sự bài bản, sát với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng giúp người học củng cố, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành và tự tin khi tham gia các dự án quốc tế.

TS. Trương Quang Vinh - PGĐ. VP. Đào tạo Quốc tế - trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM.

TS. Trương Quang Vinh - PGĐ. VP. Đào tạo Quốc tế - trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM.

Dưới góc nhìn chuyên môn, anh Lâm cũng nhận xét đây là một chương trình phù hợp với xu hướng và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Với việc được đào tạo bài bản giúp người học bổ sung kiến thức chuyên môn thì tấm bằng Thạc sĩ cũng là một lợi thế giúp người học có thể thay đổi nghề nghiệp trong tương lai bên cạnh những kỹ năng cơ bản nhưng tiên quyết. 

Thông qua buổi hội thảo, Chương trình BK-IMP mong muốn mang đến những thông tin hữu ích về ngành Khoa học dữ liệu đến cho khách tham dự. Hiện chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao BK-IMP đang tuyển sinh ngành Khoa học máy tính đang tuyển sinh khóa 2021 với hai chuyên ngành là An ninh mạng và Khoa học dữ liệu. Nếu bạn muốn phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này hoặc đang tìm kiếm một sự thay đổi công việc trong thời gian tới với thu nhập hấp dẫn hơn thì đừng bỏ qua chương trình này.

MINH TUỆ