Analytica Vietnam 2023: công nghệ chuyển đổi số cho phòng thí nghiệm

Các công ty hàng đầu thế giới và Việt Nam sẽ giới thiệu nhiều sản phẩm, công nghệ, thiết bị và giải pháp chuyển đổi số trong phòng thí nghiệm tại triển lãm analytica Vietnam 2023.

Với triển lãm và hội nghị về các lĩnh vực công nghệ phòng thí nghiệm, phân tích, công nghệ sinh học và chẩn đoán, analytica Vietnam sẽ mở cửa đón khách từ ngày 19-21/4/2023 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC - 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM).

Bên cạnh các sản phẩm đa dạng, tiêu biểu thuộc lĩnh vực trưng bày về công nghệ sinh học, công nghệ thí nghiệm trong công nghệ sinh học và sự sống, kiểm định, đo đạc và quản lý chất lượng, phân tích, analytica Vietnam 2023 cũng sẽ mang đến nhiều sản phẩm tiêu biểu thuộc lĩnh vực công nghệ/dụng cụ thí nghiệm, công nghệ và thiết bị phòng thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm, vật tư tiêu hao, thuốc thử,… Trong đó phải kể đến một số sản phẩm nổi bật phục vụ chuyển đổi số cho phòng thí nghiệm như hệ thống quản lý ảnh mục tiêu TPMS, phần mềm quản lý phòng thí nghiệm (LIMS) theo ISO 17025, sổ tay phòng thí nghiệm điện tử ELN, thiết bị tự ghi nhiệt độ Xpress PDF,…

Hệ thống quản lý ảnh mục tiêu TPMS (hãng sản xuất GETECH - Đài Loan) là một phần mềm hiệu suất cao giúp cho việc chụp ảnh và quản lý ảnh mẫu (trong quá trình thí nghiệm) trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Với đầu đọc mã vạch hoặc điện thoại di động, TPMS có thể đính kèm số mẫu/sê-ri vào ảnh. Bên cạnh đó, TPMS có thể đổi tên ảnh chụp thành mã vạch mà người dùng vừa quét. Với quy trình làm việc dễ dàng, người dùng có thể đổi tên và đánh dấu ảnh của mình khi chụp ảnh. Đồng thời có thể dễ dàng tìm thấy ảnh mong muốn bằng tính năng tìm kiếm tên tệp. Các thiết bị chụp ảnh có thể là máy ảnh phản xạ ống kính đơn kỹ thuật số hoặc điện thoại di động Android.

Cụ thể, trong tình huống sắp xếp thẻ số mẫu, TPMS sau khi nhập số mẫu vào giao diện thao tác, phần mềm sẽ tự động thêm số mẫu vào ảnh thay vì nhân viên phải sắp xếp các thẻ từ theo cách thủ công, điều này cũng giúp hạn chế mắc lỗi của con người. Đối với những bức ảnh có tên tệp vô nghĩa hoặc lộn xộn, TPMS cũng sẽ giúp loại bỏ tình trạng này. Việc kiểm tra ảnh với TPMS cũng sẽ được xác nhận ngay trên màn hình máy tính. Đối với tình huống khi phát hành báo cáo, cần tìm ảnh mẫu, phần mềm sẽ tự động đặt tên tệp dựa trên số mẫu. Khi tìm kiếm một bức ảnh mẫu trong tương lai, người dùng có thể tìm thấy một cách chính xác và nhanh chóng.

Quy trình vận hành TPMS gồm 4 bước đơn giản là thiết lập kích thước ảnh, độ phân giải,… trong phần cài đặt của phần mềm; scan hoặc nhập thủ công số mẫu; xem ảnh trên máy tính và nhấn nút Enter để chụp ảnh; ảnh sẽ tự động được chèn vào số mẫu và tên tệp sẽ tự động được sửa đổi thành số mẫu.

Phần mềm quản lý phòng thí nghiệm (LIMS) theo ISO 17025 (hãng sản xuất LabWare – Hoa Kỳ) là một hệ thống phần mềm hỗ trợ hoạt động của phòng thí nghiệm hiện đại. LIMS cho phép khách hàng tạo mẫu, theo dõi mẫu, quản lý công việc trong phòng thí nghiệm, thu thập kết quả và tạo các loại báo cáo khác nhau trong phòng thí nghiệm. LIMS được xây dựng xung quanh cơ sở dữ liệu tập trung gồm các mẫu và mọi siêu dữ liệu, kết quả, quy trình công việc và công cụ liên quan đến chúng. Điều này không chỉ cho phép phòng thí nghiệm duy trì tổ chức mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tính hiệu quả, minh bạch và tuân thủ.

Về cách thức hoạt động, LIMS có các đặc điểm nổi bật như quản lý mẫu nhất quán, tương tác với máy móc có thể cải thiện tài liệu và quy trình làm việc, tự động báo cáo và hiển thị dữ liệu mẫu, tính toàn vẹn dữ liệu có thể được duy trì. Trong đó, việc quản lý mẫu nhất quán là khó khăn và tốn thời gian. Với LIMS, mã vạch có thể được chỉ định cho từng mẫu, được quét trong các sự kiện chính về tuổi thọ của mẫu như lưu trữ và sử dụng, thúc đẩy độ chính xác và tính nhất quán trong cách quản lý mẫu. Với tính năng tự động báo cáo và hiển thị dữ liệu mẫu, LIMS giám sát toàn bộ hành trình của mẫu trong phòng thí nghiệm, đảm bảo các loại thông tin cần thiết cho báo cáo, ra quyết định và kiểm toán cũng như đảm bảo kiểm soát chất lượng. Vì LIMS thường lưu trữ dữ liệu tập trung, thường là trên đám mây, nên các nhà khoa học dễ dàng truy cập thông tin cập nhật theo thời gian thực, bất kể họ đang ở trong phòng thí nghiệm, ở nhà hay thậm chí trên đường.

LIMS hiện là lựa chọn sử dụng hàng đầu cho các phòng thí nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày trong quản lý mẫu, quản lý và phát hành lô, quản lý nghiên cứu ổn định, kiểm soát môi trường, báo cáo nội bộ, báo cáo cho khách hàng, giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên,… LIMS có thể được sử dụng cùng với sổ ghi chép phòng thí nghiệm điện tử (ELN), tổ chức các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và có thể được cá nhân hóa cao cho từng người dùng hoặc bài kiểm tra đang được thực hiện.

Cùng với LIMS, hãng LabWare cũng sẽ mang đến analytica Vietnam 2023 sản phẩm chuyển đổi số cho phòng thí nghiệm là sổ tay phòng thí nghiệm điện tử ELN. Đây là một chương trình máy tính được thiết kế để thay thế sổ tay phòng thí nghiệm bằng giấy. ELN được các nhà khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên sử dụng để ghi lại các nghiên cứu, thí nghiệm và quy trình thực hiện trong phòng thí nghiệm. ELN được LabWare tích hợp trong LIMS.

Các giải pháp được LabWare xây dựng nhằm tự động hóa các phòng thí nghiệm thuộc mọi loại hình, quy mô hoặc độ phức tạp; giúp cải thiện năng suất, thông lượng, hiệu quả và sự tuân thủ của phòng thí nghiệm.

Về tính năng, sổ tay phòng thí nghiệm điện tử ELN cung cấp sự kết hợp độc đáo giữa tự động hóa thí nghiệm và kiểm soát quy trình, làm cho nó trở thành giải pháp phần mềm quản lý phòng thí nghiệm lý tưởng cho cả cài đặt nghiên cứu và kiểm soát chất lượng. Việc tích hợp ELN với LIMS giúp mang lại các tính năng của máy tính xách tay phòng thí nghiệm điện tử; cho phép tập trung vào khoa học, chuyên môn trong ngành; toàn vẹn dữ liệu (cắt giảm việc kiểm tra dữ liệu thủ công chuyên sâu và cải thiện việc lưu trữ hồ sơ điện tử); quy trình làm việc được xác thực; báo cáo mạnh mẽ; chất lượng và tuân thủ (hỗ trợ các quy trình vận hành đã xác định với hồ sơ điện tử, chữ ký, quá trình kiểm toán và tài liệu).

Ngoài ra, LIMS + ELN cho phép thử nghiệm phân tích trong phòng thí nghiệm hoặc tại hiện trường: đáp ứng tất cả các nguyên tắc về tính toàn vẹn của dữ liệu theo quy định; chứng nhận SOC-2 và tuân thủ Tiêu đề 21 CFR Phần 11; truy cập trên mọi trình duyệt/thiết bị; hỗ trợ 24/7.

Thiết bị tự ghi nhiệt độ Xpress PDF (của hãng sản xuất Emerson - Hoa Kỳ) là nhiệt kế tự ghi nhiệt độ hàng hóa trong kho hoặc trên các xe hàng lạnh và container lạnh khi vận chuyển. Thiết bị theo dõi nhiệt độ Xpress PDF được thiết kế có thể gắn trực tiếp với máy tính (PC) để đọc dữ liệu dưới dạng file CVS hoặc PDF mà không cần cài đặt phần mềm.

Điểm nổi bật của nhiệt kế tự ghi Xpress PDF là khả năng chống nước tốt và độ chính xác cao; có thể kiểm soát nhiệt độ container hàng trong khoảng đo -30 đến 70°C; thời gian ghi tối đa lên đến 160 ngày; thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng kết nối với PC quả cổng USB; sử dụng được trên toàn cầu.

Một số thông số kỹ thuật chính của Xpress PDF gồm thang đo trong khoảng -30 đến 70°C; độ chính xác ±0.5°C; thời gian dùng 90 - 110 ngày; khả năng lưu 25.920 kết quả đo; thời gian đo 5 hoặc 10 phút; cảnh báo: đèn LED cảnh báo nhiệt độ trên/dưới/ok; chứng nhận FCC, FAA, IC, CE, RCM, RoHS, China RoHS, WEEE; phần mềm hỗ trợ: Android™4.1, iPhone® 7 trở lên với ứng dụng NFC, máy tính bảng hỗ trợ NFC, trình đọc NFC Pad với phần mềm tương thích với Mac và Windows;…

Thiết bị tự ghi nhiệt độ Xpress PDF được phân phối tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Vật tư KHKT HTV. Cùng với Xpress PDF, Công ty HTV cũng sẽ mang đến analytica Vietnam 2023 sản phẩm nhiệt ẩm kế tự ghi TR-72wb (là dạng máy đo tự ghi cho phép xác định độ ẩm và nhiệt độ không khí bằng dầu dò THA-3001), nhiệt kế đo thực phẩm 93230-K (máy đo nhiệt độ cầm tay sử dụng đo nhiệt độ thực phẩm, nhiệt độ thủy hải sản, nhiệt độ bánh nướng và nhiệt độ trái cây) và nhiều sản phẩm, thiết bị, dụng cụ, hóa chất dùng cho phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, môi trường và sản xuất.

Triển lãm analytica Vietnam lần thứ 7 năm 2023 sẽ là triển lãm trực tiếp lớn nhất của ngành thí nghiệm, chẩn đoán, đồng thời kết hợp chương trình hội nghị khoa học cũng như các chương trình song hành khác nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam.

Toàn bộ các dịch vụ tại triển lãm và hội nghị analytica Vietnam 2023 đều miễn phí. Để thuận tiện, khách tham quan có thể đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Các thông tin về triển lãm có thể liên hệ với Ban tổ chức analytica tại Việt Nam:

Công ty TNHH Dịch vụ Triển lãm và Sự kiện Việt Nam (VNEES)

Tầng 5, tòa A Goldseason, 47 đường Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Tel: 0243 202 2060 - 0243 640 3673

Ms. Đỗ Dung - Project Manager

E: dung.do@analyticavietnam.com.vn

H/P: 0973 583 572

Website: www.analyticavietnam.com

Lam Vân (CESTI)