Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

7 Câu Hỏi “Thần Kỳ” Của Mọi Sếp Giỏi

See this content in the original post

“Một người đàn ông bị đá đè đang nằm bên lề đường. Người đồng cảm đi qua, cảm nhận nỗi đau sâu sắc tới mức khóc lóc trong đau đớn và không thể tìm cách giúp đỡ người bị nạn. Người biết thông cảm thì ngược lại, anh ta đi qua, thấu hiểu nỗi đau, muốn giúp đỡ nhưng vẫn đủ tỉnh táo là chính mình để có thể thiết lập kế hoạch giải cứu nạn nhân xấu số. Vậy thì ai sẽ là người có ích hơn?”

Với câu chuyện này, bài học rút ra là bạn có thể thấy cảm thông, thấu hiểu hoàn cảnh của một người nào khác như chính cảm xúc của bản thân. Sở dĩ tôi kể ra điều này vì những câu chuyện ngụ ngôn luôn khiến người đọc suy ngẫm và chiêm nghiệm được nhiều bài học cho mình. Trong công việc cũng vậy, có những câu chuyện mà sau khi đọc bạn sẽ rút ra được những kim chỉ nam trong cách quản lý và lãnh đạo một cá nhân hay lớn hơn là một tập thể.

Một nhà quản lý sẽ luôn luôn phải đương đầu với những trường hợp căng thẳng. Bất cứ khi nào, một nhân viên bối rối và bế tắc về cuộc đời mình cũng có thể xuất hiện với hy vọng xin được một lời khuyên.

Đây là là lúc bạn phát huy khả năng cảm thông đó, nhìn nhận góc nhìn của nhân viên dưới một cách khách quan thay vì chủ quan. Vì vậy nghệ thuật lãnh đạo nhân viên là một “món quà” hay “lời nguyền” đều phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo.

Những lúc quá bế tắc trong công tác quản lý nhân viên, cuốn sách “7 câu hỏi thần kỳ của mọi sếp giỏi” sẽ giúp bạn dễ dàng thoát khỏi 3 vòng tròn luẩn quẩn vốn rất phổ biến nơi công sở: nhân viên quá dựa dẫm vào sếp, sếp bị quá tải công việc, những việc hệ trọng không được quan tâm.

Vòng luẩn quẩn thứ 1: Nhân viên quá dựa dẫm vào sếp

Sếp càng giúp đỡ nhân viên, nhân viên càng cảm thấy cần sếp.

Nhân viên càng cần sếp, sếp càng ra sức giúp đỡ nhân viên.

Vòng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại không ngừng.

Khi biết cách huấn luyện nhân viên, bạn sẽ giúp các nhân viên làm việc chủ động, độc lập hơn, bạn cũng sẽ tự kiềm chế được nhu cầu nhập cuộc, nắm quyền kiểm soát vấn đề và rồi trở thành “nút thắt cổ chai” của hệ thống.

Vòng luẩn quẩn thứ 2: Sếp bị quá tải công việc

Khi tự nguyện gánh việc thay nhân viên, bạn rất dễ bị quá tải công việc.

Càng cảm thấy quá tải, bạn càng mất tập trung.

Càng mất tập trung, bạn càng cảm thấy quá tải.

Khi có thói quen huấn luyện nhân viên, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại sự tập trung để sáng suốt điều phối thời gian, năng lượng, các nguồn lực giải quyết những khó khăn chính yếu, thực hiện những phần việc thật sự quan trọng.

Vòng tròn lẩn quẩn thứ 3: Những việc hệ trọng không được quan tâm

Càng làm những việc không có mục đích rõ ràng, chúng ta càng giảm động lực làm việc, càng bớt tận tụy cống hiến.

Càng bớt tận tụy, ta càng ít khả năng làm được những việc tuyệt vời.

Khi có thói quen huấn luyện nhân viên, bạn có thể giúp chính mình và các nhân viên quay lại làm những phần việc quan trọng, ý nghĩa.

Khi được sếp huấn luyện, các nhân viên có thể sẽ có thêm dũng khí để rời khỏi vùng thoải mái và quen thuộc của họ, biết học hỏi từ chính những trải nghiệm riêng, chủ động phát huy năng lực và hoàn thiện bản thân.

Để thoát khỏi 3 vòng tròn luẩn quẩn nêu trên, các nhà quản lý và lãnh đạo sẽ làm việc hiệu quả hơn. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen từ đây và học hỏi thêm nghệ thuật lãnh đạo từ việc đặt câu hỏi cho nhân viên.

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post