Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Đầu tư vào startup không có văn phòng đang thành xu thế?

See this content in the original post

Một thay đổi khác hướng đến thế giới làm việc tại nhà do ảnh hưởng của Covid-19: Bill Gurley, người đã rót tiền vào Uber và Zillow, cho biết ông đang đầu tư vào các công ty khởi nghiệp không có văn phòng.

Chúng tôi hiện đang hỗ trợ các công ty khởi nghiệp không có văn phòng, đó không phải là điều chúng tôi từng làm trước đây”, Gurley, một nhà đầu tư lâu năm tại quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) Benchmark ở thung lũng Silicon, nói với người dẫn chương trình Emily Chang của Bloomberg Technology, trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến vào thứ Năm tuần trước.

Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 6 của công ty đầu tư mạo hiểm NFX, “60% VC nói họ ít có khả năng đầu tư vào các công ty khởi nghiệp có phần lớn hoặc tất cả nhân viên làm việc từ xa hơn”, San Francisco Business Times đưa tin. James Currier, chủ sở hữu kiêm quản lý của NFX, cho biết các công ty cho phép làm việc từ xa được xem là mong manh hơn vì nhân viên có thể dễ dàng bỏ đi làm công việc từ xa khác. Còn theo người đồng sáng lập Trulia, Pete Flint, việc nhanh chóng thích nghi và sáng tạo - những yếu tố mà các công ty khởi nghiệp cần có - sẽ dễ dàng đạt được hơn khi mọi người ở cùng nhau trong cùng một không gian vật lý.

Tuy nhiên, đối với Gurley và nhóm Benchmark, “chúng tôi đầu tư ở giai đoạn đầu. Hiện tại, chúng tôi hỗ trợ các công ty có từ 5-10 nhân viên và họ đang thành lập những công ty không có văn phòng”, Gurley cho biết.

Bill Gurley

Và có một số lợi thế khi đầu tư vào các doanh nghiệp cho phép làm việc từ xa. Chẳng hạn, “thường có sự đa dạng về mặt địa lý trong việc tuyển dụng bởi vì bạn không nghĩ đến việc có một văn phòng. Trước đây, mọi người phải vất vả với việc xây dựng các đội kỹ sư lớn ở thung lũng Silicon vì nơi đó quá cạnh tranh và đắt đỏ”, Gurley nói.

Văn hóa đó đã thay đổi hầu như chỉ sau một đêm do sự giãn cách xã hội bắt buộc mà đại dịch virus corona gây ra. Giờ đây, khi các công ty công nghệ muốn tuyển dụng thêm, “mọi công ty” đều tự nhủ: “Chà, có lẽ người đó có thể làm việc ở xa bởi vì mọi người đều đã sẵn sàng”, Gurley phân tích.

Hồi tháng 6, khi trò chuyện với SF Business Times, Flint cho rằng sẽ mất từ ​​3-6 năm để xem môi trường làm việc từ xa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các công ty khởi nghiệp.

Tuy vậy, không chỉ các công ty khởi nghiệp, các công ty công nghệ lớn và lâu đời cũng đang chuyển sang làm việc từ xa.

Gurley chỉ ra công ty bất động sản Zillow đang cho phép nhân viên linh hoạt hơn khi hồi tháng 7 thông báo sẽ cho 90% nhân viên làm việc tại nhà vĩnh viễn.

Đây là sự thay đổi mạnh mẽ so với thời điểm chúng tôi bắt đầu năm nay. Trước đây, chúng tôi không khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà, mà thích gặp mặt và cộng tác tại văn phòng hơn là trao đổi ảo. Sở thích cũ của chúng tôi đã bị loại bỏ trong đại dịch", Giám đốc nhân sự của Zillow, Dan Spaulding, cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản khi công ty thông báo thay đổi chính sách.

Công ty lưu trữ đám mây Dropbox cũng tuyên bố trở thành “công ty ảo đầu tiên” vào đầu tháng 10, Gurley cho biết.

Là công ty ảo đầu tiên "đồng nghĩa làm việc từ xa là trải nghiệm chính cho tất cả nhân viên của chúng tôi trên toàn cầu", Melanie Collins, phó chủ tịch phụ trách nhân sự của Dropbox, nói với CNN. “Bởi vì chúng tôi biết rằng kết nối con người vẫn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các nhóm có hiệu suất cao, nên sẽ đầu tư vào các không gian cộng tác được thiết kế cho việc tập hợp nhóm và xây dựng cộng đồng, thay vì một bộ sưu tập bàn làm việc mà bạn đến mỗi ngày”.

Tuy nhiên, Gurley cho biết thêm, các công ty khác như Netflix vẫn chưa ủng hộ mô hình làm việc từ xa.

Tôi không thấy bất kỳ tích cực nào đối với công việc từ xa. Không thể gặp gỡ trực tiếp, đặc biệt là trên trường quốc tế, là điều hết sức tiêu cực", CEO Netflix, Reid Hastings, nói với Wall Street Journal vào tháng 9.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

See this content in the original post