Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Cơ hội khởi nghiệp ngành chăm sóc sức khỏe

See this content in the original post

Chi tiêu cho công nghệ y tế được dự báo vượt mốc 113 tỷ USD năm nay, đem lại nhiều cơ hội khởi nghiệp cho các startup ngành này.

Các công ty thương mại điện tử có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia vào lĩnh vực công nghệ chăm sóc sức khỏe tại châu Á.

Theo báo cáo của OECD, mức độ chi tiêu của người dân Đông Nam Á cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã tăng đáng kể trong những năm qua. Trong vòng 5 năm tới, 6 quốc gia ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippines, Singapore, Thái Lan và Indonesia có thể sẽ tăng tổng chi tiêu lên 750 tỷ USD. Trong đó, chi tiêu cho công nghệ y tế sẽ vượt mốc 113 tỷ USD vào năm 2020.

Năm 2019 đã chứng kiến nhiều bước tiến quan trọng của các công ty chuyên về công nghệ chăm sóc sức khỏe tại châu Á. Dưới đây sẽ là 5 yếu tố sẽ định hình nền công nghiệp tiềm năng này trong năm 2010.

Sự gia nhập của các công ty thương mại điện tử

Các công ty thương mại điện tử có lợi thế khi tham gia vào đường đua công nghệ y tế nhờ sở hữu hệ thống dữ liệu người dùng và thông tin về hành vi mua sắm khổng lồ. Đây là hai yếu tố đặc biệt có giá trị trong việc xây dựng liên kết khách hàng trong các dự án mới.

Năm 2019, Amazon tiết lộ sẽ đặt chân vào địa hạt công nghệ chăm sóc sức khỏe với nền tảng Amazon Care. Để theo đuổi dự án này, Amazon mua lại công ty chẩn đoán kỹ thuật số Health Naviator và tích hợp gói bảo hiểm của JP Morgan. Amazon Care được dự báo sẽ ra mắt vào cuối 2020, và phục vụ khoảng 105 triệu người dùng.

Châu Á hiện nắm giữ hàng loạt lợi thế để phát triển công nghệ chăm sóc sức khỏe với dân số đông và sự lớn mạnh của lĩnh vực thương mại điện tử. Những gã khổng lồ trong lĩnh vực E-comerce trong khu vực có thể tạo dựng một phiên bản Amazon Care khác cho châu Á.

Alibaba và Lazada có động lực mạnh mẽ để đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng virus Covid-19 ở Vũ hán. Trung Quốc có thể sẽ nâng cấp chiến lược chăm sóc sức khỏe bằng cách ủng hộ và khuyến khích đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân.

Các startup về công nghệ chăm sóc sức khỏe phát triển hoàn thiện vào năm 2020

Trang E27 nhận định, 2020 là cuộc chơi của những người đương nhiệm. Hàng loạt startup trong mảng trị liệu y tế thành lập giai đoạn trước đã có thể tự tin với khả năng tài chính, hoặc một số khác có thể liên doanh với những gã khổng lồ công nghệ để phát triển.

Một trong những startup thành công về trị liệu số ở Singapore là DoctorAnywhere đã sẵn sàng mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Startup này dự kiến sẽ tích hợp với nền thanh toán ViettelPay để thiết lập phòng khám ảo đầu tiên tại Việt Nam. Startup Ping An Good Doctor của Trung Quốc bắt tay với kỳ lân công nghệ Grab để triển khai mô hình bệnh viện không nhân viên với bác sĩ AI và chỉ to bằng một bốt điện thoại tại Singapore. Những bước đi này khiến công ty mới thành lập sẽ gặp nhiều khó khăn nếu muốn tham gia.

Tương tự, ở Mỹ, những công ty về trị liệu kỹ thuật số đã được hỗ trợ đủ vốn để duy trì và phát triển. Livongo đã thu nhận thêm hàng loạt công ty nhỏ hơn vào mạng lưới đối tác. Omada tuyên bố sẽ điều trị nhiều bệnh hơn thay vì chỉ dành cho bệnh nhân tiểu đường như hiện tại.

Thêm vào đó, cuối năm 2019, với sự trở lại của nhiều nền tảng công nghệ chăm sóc y tế, các nhà đầu tư đã không còn mấy mặn mà với việc rót tiền vào lĩnh vực này. Kết quả đo lường cho thấy, tổng số vốn và giao dịch đã giảm khoảng 40%.

Không hướng đến IPO

Theo nhận định của E27, không nhiều công ty công nghệ chăm sóc sức khỏe có khả năng IPO trong năm 2020. Mặc dù châu Á Thái Bình Dương dẫn đầu toàn cầu về tổng giá trị IPO, hoạt động gọi vốn lần đầu ra công chúng có thể sẽ chậm lại do sự bất ổn về kinh tế châu Á đầu năm 2020.

Quỹ tiền tệ thế giới IMF giảm dự báo tăng trưởng của phần lớn các quốc gia châu Á, như Singapore giảm từ 2,4% xuống còn 1%, Trung Quốc dự báo chỉ đạt 5,8% thay vì 6,1% như ban đầu. Từ đó, đầu tư nước ngoài vào khu vực Châu Á giảm mạnh.

Báo cáo IPO châu Á cho thấy xu hướng đi xuống tại nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Australia. Tại Đông Nam Á, giao dịch IPO và gây quỹ lần lượt giảm 8% và 55% năm 2019. Trước bối cảnh này, nhiều công ty phát triển công nghệ y tế sẽ giữ nguyên mô hình kinh doanh tư nhân.

Rủi ro an ninh mạng

Trong năm 2019, rất nhiều cuộc tấn công an ninh mạng nghiêm trọng đã nhắm vào các công ty chăm sóc sức khỏe, khiến dữ liệu sức khỏe của 32 triệu người bị tiết lộ. Ngoài ra, các cuộc tấn công ngày càng đáng ngại hơn bởi sự gia tăng về quy mô, tần suất và mức độ thiệt hại.

Thông tin của 14.000 người Singapore tại một cơ sở y tế về HIV đã bị rò rỉ trên Internet. Cơ quan y tế Australia công bố từ tháng một đến tháng 6/2019, nước này đã phát hiện và ngăn chặn khoảng 100 cuộc cuộc tấn công mạng. Nguy cơ tấn công bằng mã độc tống tiền tại châu Á được dự báo là cao hơn 40% so với mức trung bình toàn cầu.

Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ là những nước có nguy cơ cao nhất. Năm 2020 được dự báo là sẽ có một số bệnh viện bị dừng hoạt động hoặc đóng cửa do bị mã độc tống tiền tấn công.

Gia tăng các thương vụ mua bán, sát nhập

Các thương vụ M&A tại châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng trong năm nay. Thay vì IPO, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Telehealth (phân phối các dịch vụ và thông tin liên quan đến sức khỏe thông qua các công nghệ thông tin và viễn thông điện tử) có xu hướng chọn M&A và liên kết kinh doanh để tối ưu hóa tài chính và hoạt động vận hành.

Châu Á sẽ là khu vực phát triển mạnh mẽ nhất của lĩnh vực công nghệ sức khỏe, với mức tăng trưởng dự đoán 35% vào năm 2023. Hoạt động mua bán và sát nhập liên châu lục sẽ được đẩy mạnh, tính đến nay đã có 61 thương vụ diễn ra giữa các công ty, khách hàng châu Á tại châu Âu và Mỹ.

Gã không lồ Google đang có kế hoạch phát triển một dự án về hồ sơ sức khỏe điện tử. Trước tiềm lực của Google, các startup nhỏ tại châu Á sẽ phải theo đuổi chiến lược M&A để gia tăng sức mạnh, tránh khả năng bị đè bẹp bởi các công ty lớn.

Thảo Miên (Theo E27)

Nguồn

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post