Chuỗi bài viết về khởi nghiệp với Cafe: Những mẫu người mới tham gia vào kinh doanh Cafe


Trung cân nhắc khá kĩ lưỡng trước khi đưa một bài viết nhạy cảm như thế này vào danh sách bài viết cho những anh chị muốn, mới mở quán Cafe. Vì bất kì ai đều có cái tôi, cái tự ái riêng khi làm bất kì chuyện gì nhất là chuyện kinh doanh. Khi mà tiền của mình, sức của mình, lời mình ăn, lỗ cũng mình chịu thì khó để chấp nhận lời nhận xét, góp ý của ai lắm.

The-Coffee-Industry-is-Changing-How-Will-Your-Business-Adapt-1024x576_edit.jpg

Bài viết này sẽ chỉ dừng ở mức độ phân tích cái được, cái mất của những hành vi khi mới mở quán lần đầu tham gia vào ngành Cafe để biết đâu sẽ giúp các anh chị tránh sai lầm có thể mất tiền, mất công sức.

Hãy đảm bảo là các anh chị đã đọc 2 bài viết trước bao gồm Đặc điểm của việc kinh doanh quán Cafe và Mở quán Cafe cần gì?

Bài viết sẽ không đề cấp đến những anh chị đã biết cách làm và làm chuyên nghiệp.

Chậm, chắc, bền

Đây là tuýp chủ quán Cafe mà Trung gặp nhiều nhất. Họ có sự chắc chắn nhất định trong tìm hiểu thông tin, ra quyết định đầu tư và chọn đối tác. Họ thường vạch ra rất kỹ nhu cầu của mình để tìm đối tác thích hợp cho từng công việc. Gần như đối với họ sẽ rất khó có sai lầm nào trong việc mua cái gì, đầu tư cái gì, thêm bớt cái gì trong quán.

Tuy nhiên các anh chị trong nhóm này không có đủ độ sắt bén trong nắm bắt thị hiếu mà đa phần bán hàng theo sự cung kính, phụng sự khách hàng giúp khách hàng cảm thấy sự cần mẫn và dịu dàng của họ.

Những anh chị này phù hợp mở quán cho các nhóm đối tượng người lớn tuổi, trung niên, thích sự thân thuộc.

Khi thiết kế quán không cần phá cách mà chỉ cần làm theo các mô tuýp thường có của 1 quán Cafe, lấy vị trí đẹp và tinh thần tận tâm làm mũi nhọn tấn công.

Muốn cái gì cũng rẻ

Tuýp anh chị trong nhóm này đa phần là những người mới bước vào kinh doanh và thật sự hiểu thế nào là rẻ. Họ nghĩ rằng giá mua thấp là rẻ. Những sau khi mua sản phẩm đúng với nhu cầu rồi họ lại phải bỏ sức ra để xử lý các vấn đề do sản phẩm chất lượng không đảm bảo, người chăm sóc bán hàng không nhiệt tình như lúc chưa chuyển khoản.

Nếu anh chị thấy mình đang có nguy cơ và khả năng trong nhóm này thì Trung có thể chia sẻ hướng tư duy cho các anh chị để đánh giá khi tìm kiếm đối tác làm quán như sau.

– Rẻ tức là Giá bán/ Thời gian sử dụng thấp chứ không phải chỉ là giá bán thấp. Thử nghĩ 1 cái máy 30tr/2 năm và 1 máy 50tr/5 năm thì cái nào rẻ hơn.

– Chi phí mua hàng = Chi phí phải trả + Chi phí tốn công sức cho việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa. Hãy tưởng tượng nếu đối tác không cam kết hỗ trợ anh chị trong quá trình làm quán thì mệt nhọc biết bao.

– Chi phí thấp là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo tài chính ổn cho dự án là đúng nhưng phải cân nhắc uy tín của đơn vị cung cấp giải pháp vì “Tiền nào của đó” mà.

– Hãy cân nhắc những vật dụng, khoản đầu tư không cần thiết theo tần suất sử dụng, khả năng sinh lợi. Ví dụ bạn đầu tư máy xay sinh tố nhưng đang mùa mưa, quán định hướng bán nhiều về Cafe thì đây là khoản đầu tư không hề khôn ngoan rồi.

– Hãy tìm hiểu kỹ và yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ, sản phẩm cam kết về chất lượng, bảo hành, bảo trì, hỗ trợ sau bán hàng.

Tìm nhiều nhà cung cấp, xin báo giá, tư vấn để chọn đối tác tốt nhất

Trung không cho rằng cách làm này là đúng hay sai vì căn bản kinh doanh là thuận mua vừa bán. Nhưng cách này tồn tại nhiều rủi ro nếu bạn không khéo léo trong thông tin và ứng xử với các đơn vị cung cấp.

Vì căn bản ai cũng có công việc. miếng cơm riêng và bán hàng, báo giá phải ra đơn hàng thì mới sống được.

Cách tốt nhất nếu anh chị lựa chọn cách này thì hãy thẳng thắn với các đơn vị kia để nói nhu cầu của bạn, bạn cần gì, họ làm gì để đáp ứng được nhu cầu của bạn để dứt điểm vấn đề sớm nhất để không làm tốn thời gian của cả tất cả các bên. Vì Trung tin rằng mỗi đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng và tính phù hợp của 2 đơn vị rất quan trọng.

Không biết mình cần cái gì

Thông thường thì các anh chị có 1 khoảng tích góp và muốn có cho mình 1 công việc kinh doanh để có dòng tiền vào ra, khỏi phải đi làm công ăn lương mệt nhọc.

Nhưng theo Trung nhận xét thật sự qua tiếp xúc, đánh giá tài chính 1 số dự án thì phần lớn các anh chị có đặc điểm này không có 1 quán kinh doanh thành công.

Như chưa sẻ trong bài viết Đặc điểm của việc kinh doanh quán Cà phê thì ngành kinh doanh Cafe không phải là ngành đơn giản mà các tay mơ có thể thành công mà cần nhiều hơn là đam mê.

Nếu anh chị chưa biết ngành này nó thật sự ra sao, cần tố chất gì và các giai đoạn của quán cần làm cái gì thì tốt nhất anh chị chưa nên mở quán.

Hãy đi học, đi xem những đơn vị khác đang làm gì, tìm những người có chuyên môn hoặc tìm tới các đối tác nhượng quyền để cộng tác là chắc ăn và an toàn nhất. Sau khi có kinh nghiệm, kiến thức thì hãy nghĩ tới việc tự bơi 1 mình.

Mạc Văn Trung


Xem thêm