Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Chuỗi bài viết về khởi nghiệp với Cafe: Vòng xoáy của việc kinh doanh quán cafe

See this content in the original post

Khi bạn chuẩn bị kinh doanh, bạn tìm hiểu mọi thứ, và bạn phân định rất rõ ràng điều gì đúng, điều gì sai. Nhưng khi kinh doanh thực sự, thực tế mới chứng minh rằng nó rất khó khăn.

Một người hoàn toàn mới khi muốn kinh doanh cafe, họ sẽ trải qua các giai đoạn sau:

  1. Thấy thích việc kinh doanh cafe, muốn mở quán, và sẽ tìm hiểu mọi thứ có thể trên mạng.

  2. Họ tìm kiếm những quán cafe đẹp, những ý tưởng hay, kể cả những kinh nghiệm sai lầm mà người trước mắc phải.

  3. Họ tính toán chi phí, xác định hình thức đầu tư, tìm hiểu những nhà cung cấp.

  4. Có thể họ sẽ đi học pha chế.

  5. Có thể họ quyết định nhượng quyền.

  6. Sau khi tìm hiểu rõ ràng mọi thứ, họ bắt đầu xây dựng quán cafe với thiết kế tuyệt đẹp.

  7. Và xây dựng menu, giá bán, bảng hiệu, dù, đồng phục nhân viên...

  8. Sắm luôn cả các máy móc, phần mềm, thiết bị quản lý.

  9. Sau 2-3 tuần chuẩn bị, quán cafe mong ước đã chính thức khai trương với những vòng hoa chúc mừng thật xinh đẹp. Họ chính thức trở thành chủ quán cafe. Thật lung linh biết bao.

  10. Ngày khai trương thật đông khách. Rồi 2 tuần sau, vẫn đông khách thậm chí cả tháng sau khách vẫn rất đông.

  11. Và bắt đầu có những góp ý về chất lượng của cafe, về không gian quán, nhiều nhất là những lời góp ý từ người trong gia đình, bạn bè và cả những nhà cung cấp dịch vụ cho quán nữa.

  12. Chủ quán loay hoay xử lý những vấn đề còn sót lại.

  13. Tuần thứ 3, thứ 4, doanh số có vẻ giảm. Người quen cũng giảm. Chủ quán loay hoay tìm giải pháp để tăng doanh thu.

  14. Có thể do chất lượng của cafe, do không gian, do dịch vụ... Có thể do quảng cáo chưa đủ. Lại bắt đầu thay đổi loại hạt cafe khác, tính phương án decor lại. Lúc khai trương có rất nhiều thương hiệu tới mời chào cafe, để thử xem sao, thử cafe đến ngất ngây. Bắt đầu giảm giá, tăng cường khuyến mãi mua 1 tặng 1, giảm giá 50%, giờ vàng...

  15. Thật may mắn, doanh số có vẻ tăng lại.

  16. Việc kinh doanh có vẻ ổn định, doanh thu ổn định và không có vẻ sẽ tăng trưởng, chủ quán cảm thấy dường như thị trường đã bão hòa vì chỉ có nhiêu người đó sử dụng cafe thôi.

  17. Sau vài tháng, một quán cafe mới xuất hiện gần đó, với máy móc hiện đại hơn, không gian đẹp hơn và có vẻ chủ quán mới còn có nhiều vốn hơn nữa cơ. Khách hàng của quán có vẻ thưa thớt dần, vì cần phải san sẻ khách cho quán mới vừa khai trương cơ chứ.

  18. Tháng sau nữa, quán mới mở kia sao đông khách thế. Còn quán của mình vẫn vậy. Thậm chí, do quán kia sôi nổi quá, khách hàng cũng bị kéo đi ngày càng nhiều hơn.

  19. Chủ quán lại tiếp tục loay hoay tìm giải pháp. Có thể do quảng cáo chưa đủ chăng. Vậy thì tiếp tục quảng cáo. Quảng cáo cái gì bây giờ? Giảm giá, mua 1 tặng 1 tiếp sao, giảm giá 50% tiếp chăng... Hay là viết quảng cáo về chất lượng cafe tuyệt hảo chẳng hạn như cafe đậm đặc nguyên chất, đúng gu Việt ?
    ….
    ... và vòng xoáy... cứ xoáy.... và cuốn chủ quán vào.
    ...

  20. Thôi. Làm quá mệt mà không được gì, lại còn bị lỗ sấp mặt nữa. Quyết định sang quán cafe làm nghề khác vậy. Sang quán được giá cũng là việc vô cùng gian nan, hoặc chấp nhận dẹp hết, bỏ hết, chấp nhận phá sản.

  21. Thật buồn. Nhưng phần lớn chủ quán đều như vậy hoặc từng trải qua như vậy. Chỉ có một số rất ít là:

    Hoàn thiện quán về mọi mặt, quán sinh lãi ổn định và có tăng trưởng. Có hai hướng để tiếp tục: hướng phổ biến là tập trung tối đa hóa lợi nhuận trên một điểm bán và phát triển bền vững, hướng thứ hai là tiếp tục mở thêm quán mới, cái thứ hai, thứ ba... rồi kể cả xây dựng hệ thống chuỗi quán phát triển vững bền.

Khi bạn chuẩn bị kinh doanh, bạn tìm hiểu mọi thứ, và bạn phân định rất rõ ràng điều gì đúng, điều gì sai. Nhưng khi kinh doanh thực sự, thực tế mới chứng minh rằng nó rất khó khăn. Quan trọng hơn, khi doanh số tụt giảm, bạn lại phải loay hoay tìm cách. Thậm chí đổi loại cafe khác vài lần nhưng cũng chẳng có ích gì, vẫn có khách cứ càm ràm về chất lượng cafe. Quán cafe bán cafe là chủ yếu, nên việc đổi loại cafe khác là vấn đề lớn nhất, khó khăn nhất - sẽ gặp phải trường hợp bị say cafe đến sấp mặt, kể cả dạ dày bị thủng vì uống quá nhiều cafe

Đâu sẽ là điểm dừng của họ? Sang quán? Hay là đổi cafe? Thêm món mới? Thiết kế lại? Quảng bá thêm?
Các câu hỏi tưởng như rất đơn giản nhưng lại rất khó để trả lời. Bạn không tin ư? Cứ mở quán cafe rồi sẽ biết nhé!

T.H

See this gallery in the original post