Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Công nghệ in 3D trong y tế - Bước đột phá trong lĩnh vực y tế

See this content in the original post

Ngày 30/7 vừa qua, Sở KH&CN tổ chức sự kiện kết nối sáng tạo tháng 7 năm 2020, với chủ đề Công nghệ in 3D phục vụ cho ngành y tế và các lĩnh vực khác, nhằm lắng nghe các ý kiến đóng góp, đề xuất các ý tưởng của các nhóm nghiên cứu, nhu cầu của doanh nghiệp về lĩnh vực công nghệ in 3D.

Thực hiện Kế hoạch số 1216/KH-SKHCN ngày 1/6/2020 về Tổ chức chuỗi Sự kiện kết nối sáng tạo năm 2020 với mục tiêu đặt vấn đề, trao đổi thảo luận và tìm kiếm ý tưởng, đối tác để giải quyết vấn đề liên quan đến đổi mới sáng tạo trong khu vực công. Đồng thời  kết nối chia sẻ, kết nối cung – cầu, thúc đẩy hợp tác thương mại kết quả nghiên cứu giữa khu vực doanh nghiệp, trường viện, cộng đồng starups, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước.

Ngày 30/7/2020, trong chuỗi sự kiện nêu trên, Sở KH&CN TP.HCM tổ chức sự kiện kết nối sáng tạo tháng 7 năm 2020, với chủ đề Công nghệ in 3D phục vụ cho ngành y tế và các lĩnh vực khác, nhằm lắng nghe các ý kiến đóng góp, đề xuất các ý tưởng của các nhóm nghiên cứu, nhu cầu của doanh nghiệp về lĩnh vực công nghệ in 3D. Từ đó hình thành các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ với mong muốn các sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội, với sự hỗ trợ kinh phí thực hiện từ ngân sách thành phố và sự đồng đầu tư, góp sức của các doanh nghiệp.

Buổi kết nối diễn ra dưới sự chủ trì của ông Phạm Văn Xu – Trường phòng Phòng quản lý khoa học Sở KH&CN TP.HCM cùng với sự tham gia của TS. Nguyễn Vinh Dự -Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN và đại diện của các trường đại học, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

Tại đây các chuyên gia đã có những chia sẻ về công nghệ in 3D ứng dụng trong đời sống cũng như trong lĩnh vực y tế nói riêng.

Công nghệ in 3D sử dụng các vật liệu (thường là nhựa hoặc bột kim loại), đắp chúng theo từng lớp để tạo nên vật thể. Y học cũng đang khai thác công nghệ này để đắp các cơ quan, sử dụng vật liệu là tế bào gốc.

Công nghệ in 3D trong thế giới y học được gọi là “in sinh học” (bioprinting) – sản xuất các bộ phận trên cơ thể người để cấy ghép.Công nghệ này liên quan đến việc tạo ra các mô và cơ quan nội tạng được in từng lớp vào một cấu trúc 3 chiều. Các bộ phận được chế tạo từ chính vật chất di truyền của bệnh nhân và tương thích chính xác với mô và bộ phận muốn thay thế.

Sau khi được “in” ra, những bộ phận cơ thể này sẽ được cho phát triển bên trong cơ thể của một bệnh nhân. Nó sẽ tồn tại song song các cơ quan hữu cơ đang bị tổn thương, chẳng hạn thận hoặc gan, và tiếp quản hoạt động của chúng một khi các cơ quan này suy kiệt.

Một số băn khoăn đến từ đại diện các doanh nghiệp và trường, viện là việc đảm bảo chất lượng sản phẩm in 3D, nguồn cung cứng nguyên vật liệu và giá thành sản phẩm. Bởi tính đặc thù của ngành y tế cũng như ứng dụng in 3D trong lĩnh vực này còn khá mới, đòi hỏi tiêu chuẩn cũng như đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về sức khỏe nên sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn khá ít ỏi. Ngoài ra, đại diện của trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN cũng đề nghị đưa ngành in 3D phổ cập hơn trong các trường đại học, để chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này.

P.V

See this content in the original post