Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Dùng trí tuệ nhân tạo, Big Data để tuyên truyền an toàn giao thông

See this content in the original post

Phần mềm ứng dụng đo nồng độ cồn trong máu VN-MB và ý tưởng vận dụng công nghệ vào an toàn giao thông đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi về an toàn giao thông.

Ngày 27/6, vòng chung kết cuộc thi sáng tạo “Ứng dụng công nghệ số trong tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông” đã diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh Niên, TP.HCM. Cuộc thi do Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành đoàn TP.HCM tổ chức.

2 giải nhất cuộc thi “Ứng dụng công nghệ số trong tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông”

Cuộc thi nhằm tìm kiếm các sản phẩm sáng tạo dựa trên nền tảng Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) để tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy vi tính. Từ đó nâng cao vai trò nhận thức của người dân về luật giao thông, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng nét văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng nên giao thống thông minh, hiện đại, giảm thiểu tai nạn giao thông và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Ông Phạm Xuân Đà - Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam

Ông Phạm Xuân Đà - Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam, cho biết cuộc thi nhận được tổng số 2.222 sản phẩm và ý tưởng đăng ký tham gia dự thi trực tiếp tại Cổng thông tin Ý tưởng sáng tạo TP.HCM và gửi hồ sơ qua bưu điện. Có tổng cộng 121 đơn vị và cơ sở đoàn gửi tham gia dự thi phần ý tưởng sáng tạo và các tỉnh thành trong cả nước tham gia phần thi sản phẩm sáng tạo bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Bình Định.

BTC đã tiến hành sơ loại và chọn ra 50 ý tưởng và 8 sản phẩm xuất sắc nhất tham gia vào vòng Chung kết Cuộc thi. Hầu hết các ý tưởng và sản phẩm đều hướng đến sử dụng Big Data và AI nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông cũng như vận dụng những công nghệ này để nâng cao độ an toàn của các thiết bị giao thông trên cả đường bộ, đường thủy và đường sắt.

Nhận định về những sản phẩm, ý tưởng dự thi, ông Đoàn Kim Thành - Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, khẳng định: "Những sản phẩm được các công ty, đơn vị đầu tư nhiều tâm huyết, nguồn lực có tính ứng dụng cao, giải quyết được các vấn đề mang tính thời sự trong vấn đề an toàn giao thông hiện nay như đo nồng độ cồn tự động, hỗ trợ tài xế say hay tăng cường tín hiệu đèn giao thông".

Sau thời gian vấn đáp để chọn ra ý tưởng, sản phẩm hiệu quả, có tính thực tiễn, Hội đồng giám khảo đã chọn ra hai giải nhất cho hai phần thi Ý tưởng sáng tạo và Sản phẩm sáng tạo.

Theo đó, giải nhất phần thi "Sản phẩm sáng tạo” với sản phẩm “Phần mềm ứng dụng đo nồng độ cồn trong máu VN-MB hệ thống điều hành Android” của 3 tác giả: Cao Văn Chính, Phạm Nhật Vũ (Hà Nội) và Kim Te Min (TP.HCM). Phần thưởng dành cho giải nhất là 10 triệu đồng. 

Anh Cao Văn Chính, thành viên nhóm nghiên cứu, cho hay VN-MB là sản phẩm phần mềm "made in Vietnam". Bên cạnh tính năng cảnh báo tác hại của rượu thông qua kết quả nồng độ cồn, ứng dụng còn cung cấp một thư viện các câu hỏi liên quan đến các mức độ phạt khi người dùng vi phạm các quy định khi tham gia giao thông

Giải nhất phần thi "Ý tưởng sáng tạo" thuộc về đề tài “Vận dụng công nghệ vào an toàn giao thông cổng trường” của tác giả Nguyễn Hoàng Sang (Trường tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền, Q.Tân Bình, TP.HCM).

Ngoài raHoanban tổ chức còn trao 4 giải nhì và 8 giải ba cho các tác giả tham gia cuộc thi có những sản phẩm và ý tưởng sáng tạo...

Hoàng Anh

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post