Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Founder của Seed Planter: Mô hình kinh doanh khác biệt

See this content in the original post

Cách đây vài năm mình có đọc được một bài báo trên Forbes nói về người tiêu dùng trẻ hiện tại được xem là một thế hệ “Impact Generation”, quan tâm nhiều hơn đến tác động xã hội và môi trường mà sản phẩm tạo ra chứ không chỉ chất lượng hay giá thành sản phẩm dịch vụ. Và khi công ty ngoài việc có một mô hình kinh doanh bền vững, nếu có thêm một sứ mệnh xã hội hay môi trường sẽ dễ chiếm cảm tình của khách hàng và thu hút người tài.  Nhưng lúc đấy ở Việt Nam, xu hướng quan tâm đến các sản phẩm này vẫn chưa rõ nét.

Gần đây ở Việt Nam những người trẻ bắt đầu quan tâm nhiều hơn về xã hội và môi trường. Có nhiều hơn những cuộc thảo luận về việc ưu tiên chọn quán café dùng ống hút gạo, ly sứ thay cho ly nhựa. Cũng có nhiều hơn những bài review, chia sẻ về những công ty tuyệt vời mang sứ mệnh xã hội.  Dưới góc độ của một người khởi nghiệp, đó là một cơ hội cần nắm bắt. Nhưng làm thế nào để một doanh nghiệp có thể tạo vừa đảm bảo doanh thu vừa tạo nên tác động xã hội và môi trường (double and triple bottom line profit).

Trong quá trình mình đi loanh quanh các nước tìm hiểu về các mô hình đã thành công trên thế giới, mình thấy có các mô hình tiêu biểu phù hợp với Việt Nam mà mình đã tổng hợp dưới đây, mọi người thử xem có thể áp dụng được không nhé!

1. Market Intermediary – Doanh nghiệp đóng vai trò là bên trung gian phân phối sản phẩm tạo ra bởi nhà cung cấp là đối tượng hưởng lợi. Mô hình này thường thấy trong mảng nông nghiệp hoặc các sản phẩm thủ công. Như https://indegoafrica.org/pages/about là một trang thương mại điện tử ở Mỹ phân phối các sản phẩm thủ công từ Châu Phi được thiết kế theo xu hướng hiện đại. Một cái tên mới ở Việt Nam như Foodmap Asia, là cầu nối trung gian giữa những sản phẩm nông nghiệp chất lượng và người tiêu dùng. Hay LocalALike.com chuyên kết nối du khách với các tourguide tự do là dân địa phương.

2. Cross-Compensation – Một nhóm khách hang trả tiền cho sản phẩm, lợi nhuận được sử dụng để trợ giá hoặc tặng cho nhóm người kém may mắn (underserved group). Một ví dụ tiêu biểu là mô hình giày Toms – One for One. Mỗi một đôi giày bạn mua, Toms sẽ tặng cho trẻ em nghèo một đôi giày khác. 

3. Fee for Service – Người hưởng lợi trả tiền trực tiếp cho sản phẩm dịch vụ đúng với nhau cầu của họ với giá cả hợp lý. Grameen Danone Foods là một ví dụ. Vì mong muốn góp phần giải quyết vấn đề trẻ em suy dinh dưỡng ở Bangladesh, họ đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu và cuối cùng  làm ra các sản phẩm sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu với giá thành hợp lý cho trẻ em các vùng này. 

4. Employment and skills training – Mục đích chính là để có thể đem đến cơ hội làm việc, được đào tạo các kĩ năng làm việc cho nhóm người yếu thế. Như nhà hàng vô cùng đặc biệt và thú vị - Noir – Ăn trong bóng tối - tuyển nhân viên là các bạn khiếm thị làm phục vụ hay Enable Code, một công ty software thuê những bạn lập trình viên là người khuyết tật.

5. Sustainable product – Doanh nghiệp với một thay đổi nhỏ về bao bì, về nguyên vật liệu hoặc cách thức sản xuất có thể tạo nên các sản phẩm thân thiện với môi trường và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Hoặc nếu bạn là một startup công nghệ, bạn cũng có thể là một trang e-commerce chuyên phân phối các sản phẩm này. Một ví dụ là  cửa hàng Zero-waste - http://www.nadagrocery.com/

- Nếu bạn quan tâm đến các impact business model rong mảng tech thì có thể xem thêm tại: https://www.causeartist.com/category/tech/

See this content in the original post