Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Gần 70% hồ sơ đăng ký Viet Solutions tập trung vào kinh tế số

See this content in the original post

Theo số liệu từ Ban tổ chức Viet Solutions, sau hơn 1 tháng khởi động, hiện đã có hơn 200 hồ sơ sản phẩm từ 11 quốc gia đã được gửi tới đăng ký tham dự.

Trong số này, 28% hồ sơ sản phẩm đến từ Việt Nam, 72% số còn lại từ 10 quốc gia khác: Peru, Campuchia, Myanmar, Tanzania, Mozambique, Timor Leste, Haiti, Burundi, Lào, Cameroon…

Dù mới đi được 1 nửa chặng đường nhưng số lượng hồ sơ năm nay của Viet Solutions đã gấp đôi so với cùng kì năm ngoái của cuộc thi Viettel Advance Solutions Track (Tiền thân của Viet Solutions).

Gần 70% hồ sơ đăng ký dự thi tập trung vào các lĩnh vực đang được coi là trọng tâm để phát triển kinh tế số ở Việt Nam, trong đó: Giao thông – logistic 10%; Nông nghiệp 10%; Năng lượng 8%; Giáo dục 10%; Tài chính – Ngân hàng 9,6%; Y tế 8%...

Hầu hết các sản phẩm tham dự cuộc thi năm nay đều tập trung vào các giải pháp chuyển đổi số cần thiết cho công việc và đời sống hàng ngày như giải pháp IoT cho nông nghiệp, nền tảng học tập trực tuyến, thanh toán với blockchain, giải pháp công nghệ mới cho logistic, tối ưu hóa quảng cáo số, gọi xe công nghệ, ví điện tử…

Viet Solutions cũng nhận được các hồ sơ thú vị về giải pháp làm việc từ xa – một nhu cầu rất quan trọng của nhiều doanh nghiệp cá nhân thời đại dịch Covid-19.

Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì, Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) và Viettel phối hợp tổ chức là cơ hội để các start- up tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường với “bà đỡ” là các tập đoàn công nghệ - công nghiệp lớn nhất Việt Nam, nhận được tư vấn, hợp tác từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế có năng lực và chuyên nghiệp trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp tại nhiều quốc gia châu Á ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, với lượng vốn đầu tư giảm hơn 50% trong hai tháng đầu khủng hoảng (theo báo cáo của Startup Genome).

Trên toàn cầu, khoảng 41% các công ty khởi nghiệp nằm trong "vùng đỏ", tức nguồn tiền chỉ đủ để vận hành doanh nghiệp trong chưa đầy ba tháng. Trong 10 công ty khởi nghiệp thì có 4 sẽ "khai tử" trong ba tháng tới nếu vốn và doanh thu không tăng thêm, trong khi chi phí không đổi.

Nửa đầu năm 2020, chứng kiến sự vào cuộc của các công ty công nghệ hỗ trợ chính phủ trong công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. Việc các start-up công nghệ tập trung vào sản phẩm giải quyết các vấn đề xã hội phần nào sẽ giúp cho Việt Nam tăng tốc hơn trong quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Ban Tổ chức Vietsolutions tiếp tục nhận hồ sơ dự thi đến hết ngày 25/9/2020.

Đội giành giải nhất sẽ nhận được giải thưởng tiền mặt là 200 triệu đồng. Đội về nhì và ba sẽ nhận được khoản tiền mặt lần lượt là 100 triệu đồng và 50 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các đội cũng có cơ hội ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tập đoàn Viettel. Viettel cam kết tài trợ 100% chi phí cho 3 đội thắng cuộc tham dự cuộc thi Cup C1 Start-up tại Mỹ với tổng giá trị giải thưởng 50.000 USD hoặc tham dự Hội nghị di động thế giới (MWC) 2021 tại Barcelona (Tùy theo tình hình dịch bệnh Covid-19 để áp dụng quyền lợi này).

PV

See this content in the original post