Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Đối thoại về nguồn nhân lực ở thung lũng Silicon

See this content in the original post

Đây là bài viết của giáo sư John Vũ - một người Mỹ gốc Việt có những đóng góp rất lớn về nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đối với thế hệ trẻ.

Tháng trước, tôi có ăn tối với nhiều người bạn ở Thung lũng Silicon. Trong cuộc đối thoại, bạn tôi Vikash giải thích: “Trong hai mươi năm qua, có nhiều người Ấn Độ làm việc ở đây hơn những người di cư khác. Trong số các công ti khởi nghiệp công nghệ ở Thung lũng Silicon, phần lớn đều được các kĩ sư Ấn Độ tạo ra hơn những người khác. Chẳng hạn, Sundar Pichai, CEO của Google, Satya Nadella, CEO của Microsoft, Santana Narayen CEO của Adobe, và nhiều nghìn người nắm những vị trí quản lí cấp cao. Chúng tôi thậm chí còn vươn tới các ngành công nghiệp khác, các bạn có thể thấy Indira Nooyi CEO của Pepsi Cola, Vikram Pandit CEO của Citi group, và nhiều người nữa.”

Tôi ngạc nhiên: “Đó là thông tin thú vị đây, nhưng tôi tự hỏi cái gì đã xảy ra cho những người khác như người Trung Quốc và Nhật Bản?” Vikash giải thích: “Bốn mươi năm trước khi những người di cư Ấn Độ bắt đầu tới đây, họ không bao giờ nghĩ rằng họ có thể thành công như người Trung Quốc hay Nhật Bản, những người đã đi trước họ. Nhưng vào lúc đó, phần lớn người di cư trung Quốc đều hội tụ vào kinh doanh nhỏ, như thương mại, nhập khẩu, xuất khẩu hay nhà hàng. Đa số người Nhật Bản đã quan tâm tới việc làm trong chính phủ, nhưng ít người chú ý tới khu vực công nghệ. Người Ấn Độ nắm lấy cơ hội này và trở nên thành công nhất trong số những người di cư trong công nghiệp công nghệ. Tất nhiên, ngày nay anh có người di cư từ khắp thế giới tới đây và làm việc trong công nghiệp công nghệ.”

Tôi hỏi: “Tại sao người di cư Ấn Độ đã thành công thế?” Vikash giải thích: “Một trong những thành công then chốt của người Ấn Độ là họ có nhiều thông tin về thị trường việc làm khi so sánh với những người di cư châu Á khác. Chẳng hạn, phần lớn người di cư Trung Quốc đều lấy thông tin từ gia đình và họ hàng của họ. Truyền thống gia đình vẫn ảnh hưởng tới quyết định của họ. Nếu bố mẹ sở hữu nhà hàng, con cái họ có thể đi theo điều đó bằng việc mở nhà hàng. Nếu bố mẹ làm việc cho chính phủ, con cái cũng muốn làm việc cho chính phủ. Tất nhiên, bây giờ điều đó đang thay đổi khi nhiều thông tin hơn là sẵn có qua Internet và phương tiện xã hội. Sự kiện là phần lớn người Ấn Độ đều đi theo cái mới một cách cẩn thận; họ đọc nhiều về thị trường việc làm và xu hướng xã hội, và họ chia sẻ thông tin rộng rãi. Có hàng nghìn blogs, tài khoản Facebook chia sẻ thông tin về công nghệ và cơ hội việc làm. Khi thị trường công nghệ đòi hỏi các kĩ năng đặc biệt, nhiều người Ấn Độ quay trở về nhà biết về điều đó và có hành động nhanh chóng để học những kĩ năng này. Mơ ước của thanh niên Ấn Độ là thoát khỏi nghèo nàn bằng cách làm việc ở Mĩ. Thiếu hụt kĩ năng ở đây mở ra cánh cửa cho nhiều người trong số họ.”

Ramesh, một người bạn khác, nói thêm: “Một trong những ưu thế của chúng tôi là chúng tôi nói tiếng Anh rất tốt khi so sánh với những người di cư khác. Anh không thể làm tốt ở đây nếu anh không nói được tiếng Anh. Vì ưu thế này, sinh viên Ấn Độ học tốt ở đại học cũng như làm tốt ở công ti vì tất cả họ đều có kĩ năng trao đổi. Nếu anh nhìn xa hơn, anh sẽ thấy rằng người Ấn Độ không chỉ thành công ở Mĩ mà còn thành công tốt ở các nước khác như Singapore, Anh, Đức, Australia, và Scandinavia.”

Tôi tranh cãi: “Nhưng ngày nay nhiều người Trung Quốc và người Nhật Bản cũng nói tiếng Anh tốt nữa. Cái gì ngăn cản họ đạt tới thành công mà người Ấn Độ có được?”

Vikash trả lời: “Đó là khía cạnh văn hoá. Bởi lí do nào đó, nhiều người không chia sẻ thông tin với người khác mà giữ nó cho bản thân họ. Chẳng hạn, khi Google đi tìm những kĩ năng nào đó, trong vòng vài phút, phần lớn các blogs và Facebook ở Ấn Độ đều đăng tin này nhưng anh không thấy điều đó ở các nước khác. Có nhiều blogs cung cấp lời khuyên và hỗ trợ kĩ thuật trên khắp Ấn Độ, anh không có cái gì đó giống điều đó ở các nước khác. Nếu anh nhìn cẩn thận vào các báo chí ở Ấn Độ, họ có nhiều thông tin về tri thức, kĩ năng và thông tin về thị trường việc làm trên khắp thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các báo chí ở các nước khác đều đầy những quảng cáo sản phẩm công nghệ, như iPhone mới nhất hay đồng hồ Apple. Về căn bản, họ quảng cáo tiêu thụ công nghệ, KHÔNG về cách tạo ra sản phẩm công nghệ hay cách làm việc trong công nghiệp công nghệ. Chúng tôi tin cách tốt nhất để khuyến khích thanh niên học công nghệ là cung cấp nhiều thông tin hơn, nhiều tin tức công nghệ hơn về các cơ hội việc làm và điều công nghiệp cần — không chỉ ở Mĩ mà cả ở châu Âu, Singapore, và mọi nơi khác. Ngày nay Internet và phương tiện xã hội là công cụ mạnh kết nối những người Ấn Độ làm việc ở hải ngoại và người Ấn Độ đang sống ở nước nhà. Như anh đi du lịch, anh có thể chú ý rằng ở bất kì nước nào có công nghiệp công nghệ mạnh, anh sẽ thấy các kĩ sư Ấn Độ ở đó. Công nghệ càng tiến bộ, càng tốt hơn cho người Ấn Độ vì tất cả chúng tôi đều biết cách nắm lấy cơ hội để tạo ra việc sống trong thế kỉ 21.”

GS. John Vu

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post