Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Jio Health: Gặp gỡ đội ngũ mang dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà đến Việt Nam

See this content in the original post

Chúng ta cùng gặp gỡ Raghu Rai – Giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập Jio Health, một công ty có trụ sở ở cả Việt Nam và Mỹ, để tìm hiểu đội ngũ của họ hy vọng đạt được điều gì với dịch vụ y tế theo định hướng kỹ thuật số tại thị trường mới nổi này.

Việt Nam đang có những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe. Theo WHO, tuổi thọ trung bình của người Việt hiện là 73 và chi tiêu y tế hàng năm của mỗi cá nhân lên tới hơn 10 triệu đồng ($390) mỗi năm. Nhưng với khoảng 1.000 bệnh viện nhà nước trên toàn quốc và 15 bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2017), các thách thức vẫn còn tồn tại dai dẳng: nguồn tài nguyên lỗi thời và quá tải, hạn chế về ngân sách và thiếu nhân viên được đào tạo. Xét từ góc nhìn của bệnh nhân, việc điều hướng hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể là một thách thức, với các câu hỏi đặt ra về chi phí và bảo hiểm thường làm cản trở quá trình ra quyết định.

Mô hình xếp hàng, tư vấn, kê đơn và nhà thuốc, và cuối cùng quay về nhà một vài giờ sau đó đã đủ độ chín muồi cho sự đột phá. Vậy một ứng dụng đưa bác sĩ đến tận cửa nhà của bạn liệu có thể thay đổi bộ mặt chăm sóc y tế ở một quốc gia như Việt Nam không?

Chúng tôi đã gặp Raghu Rai – Giám đốc điều hành đồng thời là người sáng lập Jio Health, một công ty có trụ sở ở cả Việt Nam và Mỹ, để tìm hiểu đội ngũ của họ hy vọng đạt được điều gì với dịch vụ y tế theo định hướng kỹ thuật số tại thị trường mới nổi này.

Trải nghiệm đầu tiên của anh với Việt Nam là gì?

Khoảng năm đến sáu năm trước, lần đầu tiên tôi đến Việt Nam để làm việc với một nhóm phát triển từ xa. Vốn có rất nhiều người bạn Việt Nam khi đang theo học tại Đại học California ở Irvine, nên tôi có thể kết nối lại những mối quan hệ đó khi quay lại Việt Nam.

Jio Health đã bắt đầu như thế nào ?

Khởi nguồn của Jio Health bắt đầu từ một cuộc thi kế hoạch kinh doanh mà tôi tham gia khi còn là sinh viên năm nhất đại học. Ban đầu, chúng tôi đã làm việc với các công ty bảo hiểm y tế và hệ thống bệnh viện để giảm thiểu chi phí nhập viện đắt đỏ cho bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, điều vốn dẫn đến các hình phạt theo Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ObamaCare).

Chúng tôi đã học được rất nhiều về Phương pháp quản lý chăm sóc sức khỏe. Đây là một trải nghiệm của chúng tôi rất nhiều và hữu ích. Thế nhưng chính sự trì trệ trong các chu kỳ bán hàng dài hơi và sự hạn chế yếu tố sáng tạo khi làm việc với quản lý cấp trung tại các công ty bảo hiểm đã thúc đẩy chúng tôi có thêm động lực để ra ngoài, mạo hiểm khám phá thị trường chăm sóc sức khỏe bên ngoài nước Mỹ.

Vậy thì phải chăng hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ không phù hợp cho sự đổi mới? Và tại sao môi trường làm việc tại Việt Nam mang tính đổi mới hơn?

Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ có nhiều cơ hội cho sự đổi mới. Thế nhưng chúng tôi lại thấy phấn khích trước sự tập trung hướng về người tiêu dùng của ngành chăm sóc sức khỏe tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Người tiêu dùng trả tiền mặt trực tiếp cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bạn không thể tìm thấy thể loại giảm bớt trung gian đó (disintermediation) trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ.

Cũng có những thách thức đáng kể trong việc tiếp cận hệ thống chăm sóc tại Việt Nam. Bệnh nhân thường xuyên gặp phải tình trạng các cơ sở quá tải, thời gian chờ đợi lâu nhưng tương tác ngắn (chỉ kéo dài trong vài phút) với các bác sĩ. Sự vắng mặt của một cơ sở hạ tầng y tế kỹ thuật số khiến các bác sĩ không thể truy cập vào hồ sơ y tế của bệnh nhân và dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình hợp tác điều trị bệnh.

Ở khía cạnh tích cực thì sự kết hợp của đội ngũ y tế tài năng, đầy tham vọng và một cộng đồng người tiêu dùng trẻ tuổi, am hiểu công nghệ đã tạo cho Việt Nam lợi thế đi tắt đón đầu nhằm thoát khỏi các mô hình chăm sóc sức khỏe truyền thống.

Chúng tôi cũng đã xem xét các thị trường Đông Nam Á khác, nhưng chúng tôi đã bắt đầu những nỗ lực của mình ở nước ngoài tại đây vì đội ngũ của chúng tôi đã quen thuộc với bối cảnh thị trường địa phương và hệ thống mạng lưới mạnh mẽ. Chúng tôi tái xây dựng việc chăm sóc sức khỏe ở đây từ con số 0. Đội ngũ y tế của chúng tôi gồm năm mươi bác sĩ, dược sĩ và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm cho phép chúng tôi xây dựng một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Anh có thể chia sẻ về định hướng phát triển của Jio Health được không?

Chúng tôi đang xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe có khả năng mở rộng được, cũng như có sự đổi mới và dịch vụ xuất sắc của một công ty công nghệ tiêu dùng. Chăm sóc sức khỏe vẫn đang trong giai đoạn phát triển theo nhu cầu tiêu dùng của xã hội và có những tiềm năng to lớn. Chúng tôi sẽ phải khiêm tốn và giữ trong đầu tâm trí của người mới bắt đầu vào quá trình xác định trải nghiệm chăm sóc mới cho người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc.

Châm ngôn của chúng tôi là chất lượng chăm sóc, chuyển giao thuận tiện và giá cả phải chăng.

Còn quá sớm để thảo luận về những hạt giống mà chúng tôi đã gieo trồng, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng các sự lựa chọn của các dịch vụ y tế, mở rộng khu vực và tận dụng dữ liệu để tối ưu hóa quy mô, hiệu quả và cá nhân hóa việc cung cấp dịch vụ chăm sóc.

Cấu trúc như thế nào để toàn bộ hệ thống này vận hành một cách bền vững?

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của chúng tôi cho phép chuyển khoản tiết kiệm đáng kể cho khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc. Dịch vụ khám tại nhà của các bác sĩ bắt đầu từ 500.000 đồng trong khi tư vấn qua video chỉ tốn khoảng 100.000 đồng. Các xét nghiệm và đơn thuốc trong phòng thí nghiệm được tính phí riêng. Người tiêu dùng có thể thanh toán bằng tiền mặt, thẻ tín dụng / ghi nợ hoặc kiếm lợi từ các quyền lợi bảo hiểm y tế của họ.

Chúng tôi cũng có các gói kế hoạch gia đình bắt đầu từ 250.000 đồng mỗi tháng, cung cấp cho các gia đình dịch vụ chăm sóc đảm bảo bao gồm sáu lần khám bác sĩ tại nhà, mười hai lần tư vấn qua video và giảm giá thêm cho các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tại nhà.

Một số cảm hứng cho việc kinh doanh và thương hiệu của anh là gì?

Tôi ngưỡng mộ Amazon, Tesla và SpaceX. Họ có đủ tham vọng và táo bạo để thách thức các nguyên tắc cơ bản của các ngành công nghiệp truyền thống, không phải với sự đổi mới liên tục, mà với sự đổi mới toàn diện bao gồm việc sản xuất, đáp ứng và cơ sở hạ tầng vượt ra ngoài các sản phẩm của họ.

Amazon đã xây dựng hệ thống hậu cần (logistic) liên tục hoàn thiện và quyết định đặt cược lớn vào các nhà kho của riêng mình. Khi nhận ra rằng tương lai của vận tải điện sẽ yêu cầu sản xuất pin điện quy mô lớn thì Tesla đã chế tạo và xây dựng các siêu nhà máy gigafactory như một bộ máy để hiện thực hoá tầm nhìn của mình.

Chăm sóc sức khỏe là một ngành công nghiệp lớn cạnh tranh với thương mại điện tử, du lịch vũ trụ và vận tải điện, đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ hơn là chăm sóc y tế qua điện thoại và các diễn đàn sức khỏe.

Quan điểm của anh về Việt Nam đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Hãy kể cho chúng tôi một câu chuyện hoặc ký ức từ trải nghiệm đầu tiên của anh tại đây.

Tôi hoàn toàn bị quyến rũ bởi Việt Nam kể từ lần đầu tiên tôi đến thăm sáu năm trước. Trong những năm qua, tôi ngày càng biết ơn sâu sắc đối với đất nước và người dân nơi đây.

Chúng tôi đã vật lộn vào đầu năm ngoái để xác định các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc, những người sẽ kiên nhẫn làm việc với chúng tôi để phát triển một mô hình chăm sóc khả thi cho thị trường này. Nhóm chúng tôi đã đi lang thang không mệt mỏi qua các bệnh viện và phòng khám chỉ để cố gắng hiểu rõ hơn về cách hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khỏe ở đây.

May mắn thay, chúng tôi luôn gặp được những nụ cười, sự nhiệt tình và suy nghĩ cởi mở. Cuối cùng, sự tình cờ đã xảy ra và chúng tôi may mắn tìm được những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc phi thường với mong muốn đóng góp và tin tưởng vào một tầm nhìn vốn vẫn còn vô hình vào thời điểm đó.

Điều đó đã tiếp thêm sinh lực để chúng tôi đối mặt với sự không chắc chắn mỗi ngày với niềm tin rằng hiện tại của thành phố sẽ bằng cách nào đó đưa chúng ta cập bến bờ thành công. Thành phố Hồ Chí Minh là chất xúc tác cho sự phát triển cá nhân của tôi và làm thấm nhuần trong tôi niềm tin và sự lạc quan cao độ vào lòng tốt của con người và đức tính kiên trì.

Kinh nghiệm của anh trong việc quản lý đội ngũ nhân viên tại Mỹ và tại Việt Nam là gì?

Đội ngũ nhân viên tại Mỹ thường xuyên đến thăm Việt Nam cứ mỗi 2 hay 3 tháng và liên tục trao đổi với đội ngũ tại Việt Nam trong các giai đoạn thảo luận và lên khái niệm về quá trình phát triển của chúng tôi. Theo nhiều cách, đội ngũ Mỹ ghen tị với đội ngũ Việt Nam, bởi vì họ đã đắm mình vào thị trường và tận mắt trải nghiệm sự phát triển của chúng tôi.

Công ty đã phát triển như thế nào kể từ khi ra mắt tại Việt Nam? Một số sáng kiến mới mà anh sắp giới thiệu để thúc đẩy tăng trưởng là gì?

Kể từ khi ra mắt, chúng tôi đã trải qua sự tăng trưởng liên tục và sự chào đón nồng hậu từ khách hàng. Hiện tại, chúng tôi chỉ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh trước khi xem xét mở rộng sang bất kỳ thành phố nào khác ở Việt Nam và hơn thế nữa.

Chúng tôi sẽ tiếp tục giáo dục thị trường về các dịch vụ chăm sóc dành cho họ tại nhà và nâng cao nhận thức về mô hình chăm sóc của chúng tôi.

Chúng tôi nên trò chuyện tiếp theo với ai đây?

Các bạn chắc chắn nên nói chuyện với Trang Nguyễn từ Nhà Chay. Cô ấy đang xây dựng thương hiệu nhà hàng và siêu thị có ý thức đầu tiên tại Việt Nam. Hơn nữa, tôi chắc chắn rằng cô ấy sẽ cho bạn thưởng thức một số món ăn tuyệt vời khi bạn đến thăm.

Vietcetera

Nguồn

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post