Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Làm gì khi bạn nhận phải lời từ chối của nhà đầu tư?

See this content in the original post

Khi startup kêu gọi vốn đầu tư, chuyện nhận phải lời từ chối của nhà đầu tư là một lẽ không thể tránh.

Đối với những đội ngũ sáng lập startup trẻ gọi vốn lần đầu, lỗi các bạn hay mắc phải đó là chưa biết ứng xử thế nào cho đúng khi nhận phải lời từ chối. Hai lỗi hay mắc phải nhất chính là:

  • Bạn không đáp trả lại gì sau khi nhận email từ chối

  • Bạn gửi một email rất dài giải thích vì sao quyết định của nhà đầu tư là sai lầm và “khuyến khích" nhà đầu tư nên suy nghĩ lại quyết định của mình

Đầu tiên, có lẽ cần giải thích vì sao chuyện ứng xử khi nhận lời từ chối và gìn giữ mối quan hệ chuyên nghiệp với nhà đầu tư là một chuyện khá quan trọng. 

Thứ nhất, khi nhà đầu tư từ chối, lời nói không của họ có thể rơi vào 3 trường hợp

  • Trường hợp 1: Nhà đầu tư hoàn toàn không có hứng thú

  • Trường hợp 2: Nhà đầu tư cảm thấy chưa thật sự phù hợp nhưng có ấn tượng tốt với đội ngũ sáng lập và ngỏ ý giúp đỡ bạn trong một mảng khác (ví dụ kết nối với các nhà đầu tư khác)

  • Trường hợp 3: Nhà đầu tư cảm thấy chưa thật sự phù hợp lúc này, có ấn tượng tốt và muốn giúp đỡ bạn, đồng thời muốn bạn giữ liên lạc và cập nhật tình hình công ty để trong tương lai có thể sẽ phù hợp hơn

Trong trường hợp từ chối 1, nếu bạn không hồi âm thì cũng không quá đáng lo ngại vì đằng nào thì họ cũng không hứng thú lắm.

Đối với nhà đầu tư, chuyện từ chối startups là một chuyện khá bình thường đối với họ, vì hàng ngày họ nhận được rất nhiều pitch decks. Cho nên nếu bạn viết một email thật dài mong họ thay đổi ý định thì cũng là "nước đổ lá khoai" mà thôi. 

Ngoài ra, bạn còn có thể gây phản cảm từ nhà đầu tư khi bạn dùng đủ mọi logic để phân tích rằng quyết định của họ là sai lầm. Bạn nên hiểu rằng đầu tư mạo hiểm có logic của nó, nhưng cũng lắm phần cảm tính. 

Thêm vào đó, cộng đồng đầu tư mạo hiểm không quá rộng lớn, tai tiếng không tốt về founders sẽ nhanh chóng truyền tai đến những nhà đầu tư khác, gây khó khăn cho việc tiếp tục gọi vốn của bạn. 

Cuối cùng, khả năng cao là những bạn làm startup (dù thành công hay không) cũng sẽ tiếp tục theo đuổi các dự án khởi nghiệp khác trong tương lai. Đương nhiên có một mối quan hệ tốt, chuyên nghiệp với những nhà đầu tư cho những công ty khác của bạn trong tương lai chẳng phải vẫn tốt hơn không?

Cách đối đáp ứng xử tốt nhất trong trường hợp 1 là cám ơn nhà đầu tư đã dành thời gian và xin feedback để bạn có thể cải thiện tốt hơn. Thêm vào đó, bạn nên hỏi nếu họ muốn nhận được update thường xuyên về công ty của bạn. 

Nếu họ không trả lời hoặc từ chối nhận update thì bạn cũng không mất mát gì.

Nếu họ đồng ý nhận update, thì đây là một tín hiệu khả quan, vì bạn đã chuyển họ sang nhóm từ chối 2 & 3, tức là họ có thiện cảm với bạn, và trong tương lai sẽ có thể họ sẽ đầu tư vào công ty của bạn, hoặc vào bản thân bạn nếu có thành lập công ty khác.

Bạn có thể nhờ họ giới thiệu cho các nhà đầu tư khác hoặc hỗ trợ cho một vài mảng liên quan đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên cũng khó để họ giúp đỡ giới thiệu những nhà đầu tư trong network của họ vì bản thân họ đã từ chối công ty của bạn. 

Nếu bạn nhận được lời từ chối trong danh mục 2 & 3, thì cách tốt nhất vẫn là update họ thường xuyên cho những bước tiến & cột mốc của công ty bạn. Đây là cách để họ luôn nhớ về bạn và có thể đến một giai đoạn trong tương lai, họ và công ty của bạn sẽ phù hợp hơn.

Trong trường hợp này, việc giữ im lặng và không phản hồi gì chính là đã đánh mất đi cơ hội gìn giữ và phát triển mối quan hệ với nhà đầu tư trong tương lai. 

Riêng có một trường hợp bạn nên thận trọng khi chia sẻ thông tin cập nhật với nhà đầu tư là nếu nhà đầu tư đã rót tiền vào đối thủ cạnh tranh của bạn. Khả năng mà họ đầu tư vào 2 công ty cạnh tranh trong một mảng hoặc một thị trường là rất thấp. Cho nên việc bạn chia sẻ thông tin không giúp ích nhiều cho công ty bạn, mà còn có thể gián tiếp giúp công ty đối thủ biết nhiều hơn về bạn.

Bạn đang khởi nghiệp giai đoạn đầu và có nhu cầu kêu gọi vốn đầu tư? Nộp đơn phỏng vấn với quỹ Hustle tại đây.

See this content in the original post