Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Mô phỏng, dự báo kinh tế - xã hội để không bị “giật mình” trước biến động

See this content in the original post

Đô thị thông minh thể hiện ở chỗ phát triển nhưng có dự báo, tránh những bế tắc không lường trước, tránh những sai lầm có thể phòng tránh được.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến; Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển TP Trần Hoàng Ngân và các đại diện lãnh đạo, Sở ngành thành phố cắt băng khánh thành Trung tâm. Ảnh: Hà Thế An.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã nói như vậy về tầm quan trọng của Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội TP.HCM trong ngày đầu tiên thành lập vào chiều 01/08. Trung tâm do Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM quản lý.

Bí thư Nhân chia sẻ, TP.HCM là thành phố đông dân, có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Nó giống như một đoàn tàu có tải trọng lớn nhất nước. Tải trọng lớn , bán kính lớn nên rất khó tăng tốc. Chính trong hoàn cảnh đó, thành phố chọn hình thức phát triển đô thị thông minh.

Đô thị thông minh thể hiện ở chỗ phát triển nhưng có dự báo, tránh những bế tắc không lường trước, tránh những sai lầm có thể phòng tránh được. Đó là quản lý hàng đầu của đô thị thông minh. Chính vì thế trong 4 trụ cột đô thị thông minh thì trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội là trụ cột đầu tiên được thành lập.

“Kinh tế TP phát triển ra sao trong 3 năm, 5 năm, 10 năm tới? 5 năm TP thêm 1 triệu người sẽ đóng góp vào lĩnh vực gì, gây nên những khó khăn gì? Trung tâm sẽ giúp trả lời những vấn đề đó, đưa ra các dự báo để TP có những giải pháp ứng xử phù hợp”, Bí thư Nhân nói.

Ông đưa ra ví dụ như trong trường hợp TP.HCM sẵn sàng về hạ tầng công nghiệp, chuẩn bị nhân lực thì những ngành mới sẽ ra đời như chế tạo, dịch vụ mới thì nền kinh tế sẽ phát triển ra sao. Tất cả đều cần phải có dự báo.

“Dân số tại TP.HCM tăng gây áp lực lên hạ tầng, giao thông cho xã hội. Nhưng nếu không có lao động thì sẽ tác động thế nào đến kinh tế. Đó là điều mà chúng ta cần thấy được thực tiễn và có cách ứng xử phù hợp. Nếu kêu gọi hợp tác vùng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên kết với TP.HCM, sẽ tạo ra những ảnh hưởng gì cho kinh tế, xã hội”- Bí thư Nhân đặt vấn đề.

Từ đó, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM nói rằng, một thành phố 10 triệu dân nếu không dự báo tốt thì sẽ có lúc phải giật mình. 

Ông cũng cho rằng, Trung tâm là nơi đầu tiên trong 4 trụ cột của đô thị thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ kho dữ liệu để đưa ra phân tích, dự báo. Theo ông Nhân, chi phí dành cho vận hành trung tâm mô phỏng, dự báo kinh tế xã hội không đáng kể đối với TP.  Điều cốt lõi của Trung tâm là phải phát huy chất xám của chuyên gia. Nếu làm được thì thành phố hưởng lợi rất nhiều.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân chia sẻ dự báo các chỉ số kinh tế xã hội TP.HCM tại khu vực điều hành Trung tâm. Ảnh: Hà Thế An.

Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu, phát triển TP.HCM, việc thành lập trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế xã hội vừa là trọng trách nhưng cũng là cơ hội để các nhà nghiên cứu của đơn vị thể hiện những nghiên cứu khoa học mang tính thức tiễn, tham mưu, tư vấn cho thành phố về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM.

PGS Ngân cho biết, mô hình hoạt động của trung tâm đã được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các trung tâm khác trên thế giới. Hiện nay, đơn vị đang xử lý các số liệu từ Tổng cục thống kê cung cấp từ năm 1976 để xây dựng các mô hình định lượng, có kiểm định. Sau đó, Trung tâm sẽ chọn lọc một số mô hình để dự báo các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của TP.HCM trong giai đoạn 5 năm, 10 năm tiếp theo.

Theo Hà Thế An - Khám phá

Bài gốc

See this content in the original post

Xem thêm

See this content in the original post