Ngân hàng TPBank tăng tốc chuyển đổi số cùng Backbase
Việc chuyển đổi sang nền tảng của Backbase đã tạo nên một cuộc cách tân kỹ thuật số và giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng trên các điểm tiếp xúc đa kênh.
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong Việt Nam (TPBank) đã tăng tốc quá trình chuyển đổi số cùng Backbase, một nền tảng ngân hàng số giúp chuyển đổi các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống ngân hàng lõi truyền thống của ngân hàng. Với vị thế dẫn đầu làn sóng số hóa, Backbase giúp TPBank vận hành trên một nền tảng số đa kênh an toàn, hiệu quả và bền vững, có thể linh hoạt về quy mô triển khai nhằm phù hợp với định hướng phát triển và mở rộng của ngân hàng trong tương lai.
Minh chứng cho quá trình chuyển đổi số thành công của TPBank, với sự hỗ trợ của Backbase, chính là các giải thưởng “Ngân hàng số tốt nhất” (Best Digital Bank), “Ngân hàng có mạng lưới đổi mới nhất Việt Nam” (Best Branch Innovation) và “Sản phẩm Tiết kiệm tốt nhất” (Best Saving Account) do The Asian Banker Vietnam Country Awards 2020 trao thưởng cho ngân hàng vào tháng 4 năm 2020.
Quá trình chuyển đổi số của TPBank đã nâng cao giá trị của chính ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao và ưu tiên kỹ thuật số cho các khách hàng và đối tác. Với các giải pháp của Backbase, TPBank chỉ mất 9 tháng để cải tiến thành công hệ thống ngân hàng di động (mobile banking) và ngân hàng điện tử (Internet banking) từ nền tảng công nghệ được xây dựng từ thập kỷ trước.
Việc giới thiệu các dịch vụ ngân hàng số toàn diện từ Backbase đã cho phép TPBank rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm mới và đẩy nhanh thời gian đưa ra thị trường khi ngân hàng chỉ mất 10 tháng để chuyển thành công gần 3 triệu khách hàng sang nền tảng mới. Bộ tiện ích sẵn sàng sử dụng của Backbase cũng mang lại cho TPBank khả năng linh hoạt tự tùy chỉnh hệ thống lõi độc lập của ngân hàng, giúp quá trình cải tiến số diễn ra nhanh hơn mà không bị giới hạn bởi các hệ thống back-end.
Các giải pháp của Backbase đã cho phép TPBank dịch chuyển và vận hành trên nền tảng công nghệ tân tiến và hiệu quả cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu số hóa của khách hàng trong tương lai. Bằng việc sử dụng công nghệ tối tân giúp mang lại lợi ích và thay đổi cuộc sống của nhiều người Việt Nam, TPBank đã phác thảo một tương lai nơi mà việc số hóa quá trình cung cấp sản phẩm của ngân hàng sẽ mở đường cho việc áp dụng các giải pháp tài chính kỹ thuật số và hướng đến xã hội không tiền mặt.
Ông Riddhi Dutta, Giám đốc khu vực ASEAN và Ấn Độ của Backbase chia sẻ “Những kênh giao dịch kế thừa và hệ thống lõi cũ kỹ khiến bộ máy hoạt động trở nên cồng kềnh và là một trong những yếu tố làm chậm quá trình mở rộng quy mô của các ngân hàng, khó bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Không cần cải tổ hoàn toàn hệ thống cốt lõi của ngân hàng đã được xây dựng qua hàng thập kỷ, khả năng ứng dụng cơ chế tích hợp của Backbase có thể hỗ trợ các ngân hàng đương nhiệm thực hiện các dự án chuyển đổi số chiến lược được thiết kế theo đặc thù từng đơn vị.”
“Hơn lúc nào hết, các ngân hàng cần nhanh chóng đáp ứng được kì vọng ngày càng cao của khách hàng khi chuyển đổi số với mức gián đoạn tối thiểu để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường hiện nay bằng cách triển khai các mô hình kinh doanh hiệu quả cao và mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng,” Dutta cho biết.
Bộ Công an cho biết, ngày 3/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án CCCD, đây là cơ sở để lực lượng công an khẩn trương triển khai thực hiện song song cùng với dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đến nay, Cơ sở dữ liệu về dân cư đã được đẩy nhanh tiến độ thu thập, cập nhật bảo đảm thông tin dân cư được chính xác. Toàn lực lượng đã thu thập được trên 90% phiếu thu thập thông tin dân cư (DC01) và cập nhật được gần 7 triệu phiếu cập nhật thông tin dân cư (DC02). Hiện nay, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư đã được xây dựng tại Hà Nội và TP.HCM.
Dự kiến, tháng 2/2021, Bộ Công an sẽ báo cáo kết quả với Chính phủ, bấm nút khởi động hai hệ thống và vận hành thử nghiệm; tháng 7/2021 sẽ đi vào hoạt động chính thức.
Công an các đơn vị, địa phương dự kiến sẽ cấp khoảng 50 triệu thẻ CCCD trên phạm vi toàn quốc, hoàn thành trước 1/7/2021.
Dự án sản xuất, cấp, quản lý CCCD và dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
PV