"Định nghĩa" lại Pitch dành cho startup và quỹ đầu tư


Đại diện của Genesia Ventures tại Việt Nam đã có bài viết chia sẻ quan điểm về “pitch” với các bạn làm khởi nghiệp và cách cảm nhận của nhà đầu tư trước các bài thuyết trình. Bài viết được thực hiện sau khi tác giả làm ban giảm khảo cuộc thi Pitch Contest trong khuôn khổ chương trình SURF2019 ở Đà Nẵng.

pich.png

Với một nhà sáng lập thì chắc hẳn pitch là một khái niệm rất đỗi quen thuộc thậm chí nó như là cơm hay không khí mỗi ngày vậy. Nhưng có lẽ vẫn còn nhiều người nghĩ pitch là chỉ nằm trong khuôn khổ cuộc thi khởi nghiệp, cũng như chưa hiểu hết ý nghĩa và các hình thức pitch hiện nay.

Pitch là khái niệm xuất phát từ môn thể thao môn bóng chày chỉ hành động "ném bóng" của vận động viên. Khái niệm này ban đầu được đưa vào startup với ý nghĩa là trình bày ý tưởng khởi nghiệp tới nhà đầu tư trong một khoảng thời gian ngắn, để "ném bóng"- truyền đạt ý tưởng và tiềm năng phát triển của startup tới nhà đầu tư, để đạt mục đich ghi bàn "homerun" tức là "nhận được đầu tư".

Nhưng sau này pitch được mở rộng hơn, startup không chỉ pitch với nhà đầu tư với mục đích gọi vốn, mà còn pitch với khách hàng hay các đối tác, nhân viên để họ ủng hộ cho sự phát triển của startup. Dưới đây mình tổng hợp các loại hình thức pitch phổ biến hiện nay để các bạn hiểu được bức tranh toàn cảnh về pitch:

Screenshot_2020-08-30 Startup Fundraising Vietnam Startups Ventures Capital.png

Là nhà đầu tư khởi nghiệp, một ngày mình có thể được nhận, đọc và gặp không dưới 10 cái pitch, mình tin là nhiều nhà đầu tư lâu năm hơn còn nhận được nhiều hơn. Nhưng hơn ai hết mình hiểu được công sức, nỗ lực của các founder trong việc dành thời gian bỏ ra để hoàn thiện tài liệu pitch, và rèn luyện cách pitch, rồi cả một quá trình dài để tới được văn phòng của quỹ đầu tư.

Thường để có một buổi gặp mặt, các founder có thể chủ động liên lạc trực tiếp qua các nhà đầu tư hoạt động ở các quỹ, hoặc là thông qua giới thiệu từ người quen, hoặc là tiếp cận thông qua các event, cuộc thi khởi nghiệp. Sau đó các founder sẽ gửi pitch deck (tài liệu giới thiệu startup của mình) để nhà đầu tư đọc hiểu và để chọn ra đâu là startup họ muốn có buổi gặp mặt.

Đó là một chặng đường dài với bao nỗ lực, nên mình luôn muốn mỗi buổi gặp với founder, họ được nhận lại xứng đáng nhất với thời gian và công sức bỏ ra cho pitch của mình. Thế nhưng thực tế là trong buổi gặp mặt giữa nhà sáng lập và nhà đầu tư thì họ lại dành rất nhiều thời gian để giới thiệu và tìm hiểu lẫn nhau từ đầu.

1 mcZkRpUrirQg3uzW6W7aqg.png

Những thứ cơ bản như vấn đề-sản phẩm giải quyết- thị trường- đối thủ... mà những điều này đã có sẵn trong pitchdeck, mà ai cũng có thể tìm hiểu trước đó, vô hình chung khiến thời gian họp đó không đạt được tới mục đích cao hơn là "2 bên tìm ra được nhau".

Vì vậy, mình muốn "định nghĩa "lại Startup Pitch dành cho nhà sáng lập và nhà đầu tư. Đó là nếu pitcher (người ném bóng) là founder đã rất nỗ lực để rèn luyện và chuẩn bị cho cú "ném bóng" thì "người bắt bóng" là nhà đầu tư cũng cần phải nỗ lực bằng hoặc hơn để cả hai cùng tung hứng được.

Tức là những buổi pitch với nhà đầu tư, không nên chỉ là một buổi "tìm hiểm nhau có người giới thiệu và người ngồi nghe chỉ để hiểu, một cách đơn thuần, mà nên là 1 buổi thảo luận "tung hứng" giữa hai bên dựa trên hiểu biết đầy đủ trước đó về startup, để từ đó dù có đi đến quyết định đầu tư hay không thì founder cũng sẽ có những thứ "mang về" cải thiện phát triển startup của mình.

Chị Hoàng Thị Kim Dung - Đại diện Quỹ đầu tư Genesia Ventures Việt Nam

Chị Hoàng Thị Kim Dung - Đại diện Quỹ đầu tư Genesia Ventures Việt Nam

Ví dụ như ở quỹ đầu tư của mình thì nếu với buổi họp khoảng 1 tiếng với founder lần đầu tiên, mình sẽ liên lạc nhận trước pitchdeck trước đó 1 tuần để tự tìm hiểu và nghiên cứu, tới buổi họp thì thường lịch họp sẽ như sau:

1/ Giới thiệu về quỹ Genesia Ventures (3 phút)

2/ Nhà sáng lập pitch về startup của mình (30 giây~ 1phút) (có những lúc không cần vì đã đọc hết thông tin ở Pitchdeck trước đó rồi, nhưng phần pitch này là để nhà sáng lập có "đà" vào cuộc thảo luận sâu phía sau)

3/ Cùng thảo luận sâu về chiến lược phát triển, cách tăng khách hàng và mở rộng thị trường hay cách để thắng đối thủ... (56 phút)

Đương nhiên là không phải lúc nào cũng chặt chẽ từng phút như vậy, nhưng mình luôn muốn dành nhiều nhất thời gian để trao đổi thảo luận sâu về các chiến lược đưa startup đó phát triển.

Việc dành nhiều thời gian này vừa có ích cho nhà sáng lập có thêm nhiều gợi ý cho phát triển startup của mình, đồng thời cũng giúp cho nhà đầu tư kiểm tra được khả năng lĩnh hội, lắng nghe, tư duy, và khả năng 2 bên có fit để đi cùng với nhau lâu dài hay không.

Vì vậy, mục đích của pitch gặp mặt nhà đầu tư không chỉ đơn giản là gọi vốn, mà có thể là tìm nhà đồng hành, luôn hiểu rõ và có thể cùng thảo luận được để đóng góp cho sự phát triển của startup. Và mình tin là đó mới là "định nghĩa mới" mang ý nghĩa và vài trò trọn vẹn hơn của PITCH.

Ở quỹ đầu tư Genesia Ventures của mình, các nhà sáng lập luôn được chào đón để cùng ngồi xuống thảo luận về khả năng đi cùng với nhau, vì vậy nhân tiện đây mình xin được "quảng cáo" chút xíu là các bạn có thể liên lạc gửi pitch deck thông qua website , hoặc gửi liên lạc booking họp với mình trực tiếp qua facebook hoặc blog .

hoang-thi-kim-dung-1-1360x907.jpg

Hoàng Thị Kim Dung

Chị Hoàng Thị Kim Dung sinh ra ở Hà Nội, Việt Nam. Sau khi đỗ thủ khoa Khoa kinh tế đối ngoại (tiếng Nhật) trường Đại học Ngoại Thương, chị đã nhận được học bổng toàn phần MEXT dành cho bậc đại học của Chính phủ Nhật Bản và bắt đầu du học Nhật từ năm 2012. Trong quá trình học tập ở khoa Kinh tế trường Đại học Osaka, chị đã sáng lập một startup về lĩnh vực du lịch tên là GStabi. Năm 2017, chị gia nhập IBM Nhật Bản, làm việc trong bộ phận Kinh doanh dành cho khách hàng trong lĩnh vực Tài chính. Đồng thời, chị tham gia hỗ trợ các startup công nghệ trong chương trình ươm tạo khởi nghiệp BlueHub tại IBM. Ngoài ra, chị còn là một trong những thành viên ban đầu của Hội chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ), được ra mắt vào tháng 10/2017.
Chị đã gia nhập quỹ đầu tư khởi nghiệp Genesia Ventures tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng 4/2019. Sau đó chị trở về Việt Nam mở văn phòng đại diện đầu tiên của quỹ ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2019. Bên cạnh việc trực tiếp đầu tư và hỗ trợ nhiều startup ở Việt Nam như Homedy, Luxtay, Kamereo, Manabie, eDoctor, BuyMed (thuocsi),.. chị còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm và các bài học liên quan tới startup qua trang blog cá nhân [https://www.zunzunstartups.com/]