Những thương hiệu công nghệ đã bị khai tử năm 2020
Không chỉ là những công ty kỳ lân trong giới khởi nghiệp mà những cây đại thụ trong làng công nghệ cũng đã phải chấm dứt hoạt động trong năm Covid.
Toshiba
Toshiba là một trong những công ty công nghệ lâu đời nhất tại Nhật Bản với lịch sử hình thành và hoạt động lên tới hơn 140 năm. Hơn một thế kỷ trôi qua Toshiba đã luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình. Là một trong những công ty đưa nền khoa học và kỹ thuật của Nhật Bản vươn tầm thế giới.
Dần đánh mất chính mình, vào 2010 Toshiba bắt đầu chuyển giao quá trình sản xuất TV cho các nhà thầu bên ngoài. Đến năm 2016, Toshiba chấm dứt việc kinh doanh laptop ngoài lãnh thổ Nhật Bản để tập trung chăm sóc "sân nhà", nhưng hướng đi trên chỉ khiến thị phần của Toshiba ngày một "teo tóp", từ 20% năm 1996 xuống chỉ 5% vào 2016.Sự chậm chạp cùng với áp lực đến từ các sản phẩm mới nổi của Trung Quốc, vốn có thế mạnh giá rẻ, rõ ràng đã khiến cho các hãng công nghệ Nhật Bản cũng như Toshiba gặp nhiều khó khăn.
Cầm cự đến năm 2018, Toshiba một lần nữa buộc phải bán 80% cổ phần công ty sản xuất laptop của mình cho Sharp với giá 36 triệu USD. Tới tháng 8/2020, số cổ phiếu còn lại được chuyển giao cho Sharp, đánh dấu chương cuối chuyến phiêu lưu của "máy tính Toshiba".
Segway PT
Ra đời cách đây gần hai thập kỷ, xe điện cân bằng Segway từng gây sốt trên thị trường và bị nhiều công ty làm hàng nhái. Tuy nhiên, đây cũng là mẫu xe liên quan tới tai nạn của nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có tai nạn hi hữu của Usain Bolt tại Thế vận hội Bắc Kinh năm 2015 hay cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush bị ngã khỏi chiếc xe cân bằng này.
Thương hiệu xe điện cân bằng hai bánh Segway PT đã chính thức bị xóa sổ vào tháng 7/2020, sau 19 năm có mặt trên thị trường. Trong suốt vòng đời của nó, giá bán đắt đỏ khiến Segway PT chỉ đóng góp vào 1,5% tổng lợi nhuận công ty.
Essential Phone
Thành lập vào năm 2015 bởi Andy Rubin - cha đẻ của hệ điều hành Android, Essential là một dự án tập trung vào việc phát triển smartphone chạy trên hệ điều hành Android. Tới năm 2017, Essential đã chính thức tham gia vào thị trường smartphone với Essential Phone PH-1 màn hình 5,71 inch độ phân giải 2K, khung vỏ được làm từ titan và gốm. Đây cũng là thiết bị khởi xướng cho xu hướng smartphone màn hình giọt nước hiện nay.
Sau thất bại của Essential Phone, Andy Rubin đã bắt tay vào phát triển một chiếc điện thoại khác có tên là Project Gem. Đây là một dự án có ý tưởng vô cùng độc đáo với ngoại hình thiết kế rất khác thường so với những mẫu smartphone trên thị trường. Tuy nhiên, Project Gem sẽ không thể được thương mại hóa khi hồi tháng 2/2020, Essential đã gửi đi một thông cáo cho biết công ty sẽ ngừng hoạt động.
Quibi
Quibi khởi đầu với ý tưởng làm các video ngắn trên dịch vụ di động từ cựu CEO eBay là Meg Whitman và đồng sáng lập DreamWorks Jeffrey Katzenberg. Trước khi ra đời, công ty này có liên đới với những tên tuổi lớn bậc nhất Hollywood và huy động được 1,75 tỷ USD. Họ ra mắt vào tháng 4, giữa thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Bản thân đồng sáng lập Katzenberg cũng "đổ cho rằng" Covid-19 chính là một phần nguyên nhân khiến họ thất bại.
Mixer
Mixer bắt đầu hoạt động stream vào năm 2016, mang tên Beam. Tháng 8 năm 2017, nó được Microsoft mua lại và nhanh chóng tích hợp cho Xbox One vào mùa xuân sau đó. Beam được đổi tên thành Mixer vào năm 2017.
Mixer gần đây ký hợp động với các streamer nổi tiếng – bao gồm tuyển thủ Fortnite Tyler “Ninja” Blevins – để họ chuyển từ Twitch của Amazon sang Mixer. Xbox và Facebook cho biết Blevins và những người sáng tạo nội dung theo hợp đồng khác sẽ không bị ảnh hưởng bởi quá trình này.
Thất bại của Mixer là một đòn giáng mạnh vào tham vọng và công nghệ mà Microsoft nhìn thấy triển vọng ở đó. Thực tế, Mixer gặp nhiều vấn đề về kết nối và chất lượng đường truyền quá tệ so với công nghệ độ trễ thấp mà được quảng cáo là nhanh hơn ánh sáng (FTL).
Những sản phẩm công nghệ bị chấm dứt hoạt động sau thời gian dài sống lay lắt
Trong 9 năm phát hành, Google Play Music là thư viện cho phép lưu trữ nhạc miễn phí hoặc nghe nhạc bản quyền mất phí với một kho 40 triệu bài hát. Tùy chọn trả phí trong Play Music còn giúp người dùng được quyền sử dụng YouTube Premium để né quảng cáo ‘nhà tôi ba đời trị sỏi thận’.
Play Music đã bị Google gỡ bỏ để đồng bộ với YouTube Music
Nhưng tất cả đã biến mất khi Google thông báo vào tháng 8 rằng sẽ đóng cửa Play Music vào tháng 12 và thay thế bằng YouTube Music. Hệ quả là người dùng Android giờ đây phải vất vả tìm những ứng dụng nghe nhạc thay thế trên Play Store.
Ngoài ra một cái chết khác được dự báo từ rất lâu là Flash. Steve Jobs từng thẳng thừng chê bai nền tảng này từ cả chục năm trước. Nhưng cuối cùng Adobe chỉ chốt ngày đóng cửa vào 31/12 vừa qua, chấm dứt 24 năm tồn tại của nền tảng hỗ trợ nội dung đa phương tiện này.
Cùng với sự ra đi của Flash, kho nội dung khổng lồ các ứng dụng có liên quan cũng sẽ đột tử theo. Nổi tiếng nhất phải kể đến game nông trại FarmVille cùng loạt game của Zynga cũng ngừng hỗ trợ kể từ ngày 31/12.