Đạo đức của nút share: Đừng để ý tốt của mình biến thành công cụ xấu cho tin giả!


Fake news, thông tin giả, thông tin sai sự thật, tin đồn thất thiệt; bạn có thể gọi những thông tin kiểu như vậy là gì cũng được vì tất cả đều nhằm gây hoang mang dư luận, đánh vào sự thiếu hiểu biết và nỗi sợ của cộng đồng.

IMG-6505.JPG

Khi các ca lây nhiễm trong cộng đồng trở lại Việt Nam, bắt đầu từ thành phố Đà Nẵng, chắc hẳn Facebook, Twitter hay các mạng xã hội khác lại có thêm việc làm khi phải “tuýt còi” nhiều thông tin sai sự thật từ cộng đồng Việt. “Nổi tiếng” nhất trong số tin giả được lan truyền những ngày gần đây là lời phát biểu không đến từ Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Mọi thứ nghe có vẻ hợp lý và đúng với tinh thần chống dịch hiện tại. Sau chuỗi ngày đầu mùa dịch hoảng loạn và bơi trong những tin tức giả, người dùng MXH đã có một bộ lọc tốt hơn khi tiếp nhận và xử lý thông tin. Thế nhưng, mọi thứ hoàn toàn thay đổi khi đứng trước những thông tin được xào xáo lại, lắp vào những nguồn đáng tin cậy và truyền đi một thông điệp có vẻ tích cực. Chúng ta nhiệt huyết chia sẻ và kêu gọi nhau thông qua những dòng tin ấy mà không hề đặt câu hỏi về tính xác thực, chỉ bởi vì nghe nó cũng… xuôi tai mà.

Một trường hợp điển hình chính là câu chuyện của Hoà Minzy. Nữ ca sĩ trẻ đã đăng tải thông tin trên do sơ suất không đánh giá đúng được tầm quan trọng của việc kiểm tra và chia sẻ thông tin từ nguồn chính thống. Ngay sau đó, nữ ca sĩ này đã phải lên tiếng xin lỗi và chủ động nộp phạt tại Sở Văn hoá. Chúng ta đều hiểu rằng không có sự ác ý lan truyền tin tức sai sự thật nào ở đây, nhưng bây giờ là lúc chúng ta cần ưu tiên sự cẩn trọng trước mọi thông tin. Bởi không chỉ người nổi tiếng, mà bất cứ ai cũng đều nằm trong dòng chảy vũ bão của mạng xã hội, và chỉ thêm 1 người vô tư lan truyền tin giả vì nghĩ nó vô hại, là thêm 1 sự nhiễu loạn về thông tin.

Chúng ta đều hiểu rằng không có sự ác ý lan truyền tin tức sai sự thật  nào ở đây, nhưng bây giờ là lúc chúng ta cần ưu tiên sự cẩn trọng trước  mọi thông tin.

Chúng ta đều hiểu rằng không có sự ác ý lan truyền tin tức sai sự thật nào ở đây, nhưng bây giờ là lúc chúng ta cần ưu tiên sự cẩn trọng trước mọi thông tin.

Nỗi sợ và sự thiếu hiểu biết

Fake news được khơi lên bởi nỗi sợ và sự thiếu hiểu biết của con người. Trong giai đoạn có quá nhiều biến cố xảy đến, người ta có xu hướng bấu víu vào những thông tin đem lại cảm giác an toàn hoặc đào sâu thêm nỗi sợ. Việc người đọc không có kiến thức về đối tượng được chia sẻ dễ dẫn đến việc chia sẻ không có căn cứ. Khi fake news đã hình thành, nó cần những điều kiện, không gian để có thể được thổi bùng lên; Facebook của những người nổi tiếng là nơi lý tưởng như vậy để fake news có thể tiếp tục mở rộng.

Khi Chính phủ và các cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tiếp tục ngăn chặn dịch bệnh lây lan nhanh, đẩy lùi COVID-19 và hướng sự quan tâm về Đà Nẵng, cuộc chiến với fake news là cuộc chiến âm thầm hơn và cần có sự tham gia của tất cả mọi người. Không như F1, F2 có thể lần ra dễ dàng ngoài đời thực, chúng ta gần như khó có thể tìm ra nguồn đầu tiên của thông tin sai sự thật trên mạng xã hội và chúng đã được chia sẻ nhiều tới đâu rồi. Việc bùng dịch là điều đáng tiếc nhưng chúng ta không muốn để fake news bùng lại cùng với đại dịch lần này.

Không cần phải nói quá nhiều, cộng đồng người Việt có thể ý thức được tác hại của fake news tới diễn biến chống dịch. Thứ nhất, fake news tạo ra sự hoang mang. Thứ hai, fake news dễ đem lại lợi ích nhóm cho một số người trục lợi từ cộng đồng. Thứ ba, đa phần fake news tạo ra sự mất niềm tin trong cộng đồng và khủng hoảng cá nhân của những người tiếp nhận thông tin.

Phòng chống dịch COVID đôi khi dễ dàng hơn phòng chống fake news - đội ngũ y tế có thể kiểm tra, xác định được loại bệnh nhưng không ai có thể đi vào suy nghĩ của một người để xem mức độ chính xác thông tin mà cộng đồng đang nắm được là như thế nào. Tiếp nhận thông tin COVID đòi hỏi mọi người cần có sự hoài nghi, kiểm chứng và nắm bắt được đâu là những kênh chính xác để chia sẻ.

Chúng ta ai cũng nôn nóng muốn kêu gọi, muốn chia sẻ để giúp đỡ cộng đồng. Tuy nhiên, việc chia sẻ fake news không bao giờ là cách hiệu quả để đem lại những chuyển biến tích cực cho cộng đồng, dù đó là một lời kêu gọi tưởng như vô hại của Phó Thủ tư…

Chúng ta ai cũng nôn nóng muốn kêu gọi, muốn chia sẻ để giúp đỡ cộng đồng. Tuy nhiên, việc chia sẻ fake news không bao giờ là cách hiệu quả để đem lại những chuyển biến tích cực cho cộng đồng, dù đó là một lời kêu gọi tưởng như vô hại của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Ai cũng muốn giúp đỡ cộng đồng

COVID-19 đã tạo nên niềm tự hào Việt Nam khi tên tuổi dải đất hình chữ S này xuất hiện nhiều trên báo chí nước ngoài. Dễ hiểu khi với niềm tự hào đó, ai cũng muốn góp một công sức để tự trao quyền cho bản thân rằng mình cũng là một phần quan trọng trong công cuộc chống dịch thành công hồi tháng 5 tại Việt Nam. Trong mỗi người, ai cũng có một anh hùng mong muốn làm được nhiều điều tích cực cho cộng đồng. Hoặc với số khác, COVID-19 là một miếng bánh thông tin béo bở để khai thác nên fake news hay không cũng bất chấp, miễn đảm bảo tăng lượng người xem chia sẻ.

Chúng ta ai cũng nôn nóng muốn kêu gọi, muốn chia sẻ để giúp đỡ cộng đồng. Tuy nhiên, việc chia sẻ fake news không bao giờ là cách hiệu quả để đem lại những chuyển biến tích cực cho cộng đồng, dù đó là một lời kêu gọi tưởng như vô hại của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Như người ta vẫn thường nói, nếu không biết nói gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng. Đôi khi sự tích cực nhất đến từ điều đơn giản lắm; giống như bạn ở yên trong nhà thôi cũng là giúp đỡ đất nước. Chúng ta đều nôn nóng được bày tỏ cảm xúc, được chia sẻ thông tin chúng ta cho là hữu dụng. Nhưng ý tốt của chúng ta sẽ trở thành công cụ xấu nếu ta vô tình chia sẻ tin giả. Vậy nên, hãy luôn nhớ một “thần chú" trong cái thời buổi Internet nhiễu nhương này: Nghĩ trước khi share.

Việc kiểm tra nguồn tin là điều tối quan trọng. COVID tạo ra một tập hợp những câu chuyện phi lý, thông tin sai lệch nên việc kiểm tra độ uy tín của thông tin rất quan trọng. Bạn có thể kiểm tra từ các trang báo uy tín, xem đó có phải phát ngôn của những nguời có chuyên môn hay không hay thông tin có được viết với nguồn đầy đủ không.

Một lần click chuột vào nút “chia sẻ”, bạn phải chịu trách nhiệm không chỉ với bản thân mà những người xung quanh khi vô tình đọc được thông tin đó. Đọc báo tỉnh táo, tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng không phải điều mới mẻ nhưng thực sự cần thiết trong những thời điểm như thế này. Sự trở lại của lây nhiễm cộng đồng đã là một điều đáng buồn. Cả nước lại cùng gồng mình chống dịch COVID, hướng về Đà Nẵng với những sự hỗ trợ kịp thời nhất; không ai muốn lại phải gồng mình chống dịch fake news - điều vốn dĩ không đáng có khi cả thế giới đã đủ mất mát và mệt mỏi.

Minh Đức - Theo Tổ quốc