Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

PGS - Hệ thống chứng nhận tin cậy cho sản phẩm hữu cơ

See this content in the original post

PGS (Hệ thống bảo đảm có sự tham gia) là một hệ thống chứng nhận chéo giữa những người sản xuất, được xây dựng trên lòng tin, trao đổi kiến thức, đồng thời được mở rộng để cho phép các chủ thể liên quan như người tiêu dùng và các tổ chức khác cùng tham gia đánh giá.

Theo văn phòng ban điều phối PGS Việt Nam, hệ thống bảo đảm có sự tham gia là một hệ thống kiểm định trong đó người nông dân, người tiêu dùng, các tổ chức và các thành viên có quan tâm trong cộng đồng trực tiếp tham gia vào việc kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Sự tin cậy của PGS phụ thuộc vào sự khách quan và kiến thức của cộng đồng PGS, đồng thời cũng phụ thuộc vào quy mô của cộng đồng này.

Cộng đồng càng lớn thì khả năng PGS được đánh giá khách quan càng cao.

Hiện trên thế giới, có hàng chục hệ thống tham gia phục vụ nông dân và người tiêu dùng, các hệ thống này có sự khác nhau về phương pháp và quy trình vì chúng được điều chỉnh cho thích nghi với điều kiện thực tế của địa phương (cộng đồng, địa lý, chính trị và thị trường). Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản đều khá nhất quán.

PGS cùng có mục tiêu chung với các cơ quan chứng nhận từ bên ngoài đó là cung cấp hệ thống đảm bảo đáng tin cậy cho người tiêu dùng đang tìm kiếm sản phẩm hữu cơ.

Sự khác nhau chỉ là ở phương pháp: hệ thống PGS khuyến khích hoặc thậm chí có thể yêu cầu sự tham gia trực tiếp của người nông dân và người tiêu dùng vào quá trình cấp chứng nhận.

Sự tham gia trực tiếp giúp các chương trình của PGS giảm bớt được các công việc giấy tờ và ghi chép hồ sơ mà điều này có ý nghĩa quan trọng giúp những nông dân sản xuất nhỏ trong hệ thống sản xuất hữu cơ có thể tham gia và giữ cho việc cấp chứng nhận có mức chi phí thấp.

Ở Việt Nam, PGS đầu tiên được ADDA, một tổ chức phi chính phủ Đan Mạch triển khai tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội vào năm 2008 theo mô hình của IFOAM dùng cho nông nghiệp hữu cơ.

Tiếp đó, năm 2010, Rikolto (trước kia là VECO) bắt đầu sử dụng cơ chế giám sát PGS với tiêu chuẩn an toàn.

Năm 2017, đã có 10 liên nhóm với 5 điểm PGS được thành lập ở 6 tỉnh thành: Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Nam và Bến Tre.

Các mô hình PGS ở Việt Nam hiện đang được các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (Hành động vì đô thị), phi chính phủ quốc tế (Seed to Table, Ri- kolto, ADDA) và tổ chức quốc tế (ADB) hỗ trợ. Hiện PGS được triển khai với một trong các bộ tiêu chuẩn, bao gồm: Tiêu chuẩn hữu cơ PGS được IFOAM chính thức công nhận vào năm 2013; Tiêu chuẩn GAP cơ bản, được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành ngày 2/7/2014 (Quyết định 2998/QĐ-BNNNT, 2014).

PHÚC TẦN

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post