Quốc gia thông minh: Ưu tiên chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bài viết sau đây của bà Maria Dzhanan, Phó Chủ tịch Oracle Digital khu vực JAPAC chỉ rõ bước đi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Á tiến gần hơn tới mục tiêu chuyển đổi số.
Theo bà Maria Dzhanan, vươn tới khát vọng quốc gia thông minh đầy tham vọng của châu Á, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong khu vực, trong những năm qua, đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc chuyển đổi số, giúp tối ưu quy trình làm việc thông minh, từ đó hiện thực hoá các cơ hội và tận dụng lợi thế của kinh tế quy mô.
Giờ đây, đối mặt với những thách thức mới, các nỗ lực này có thể đem lại niềm hi vọng cho các tổ chức. Những doanh nghiệp đã chuyển sang mô hình kinh doanh kỹ thuật số giờ đây đã có sự chuẩn bị tốt hơn trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đương đầu với các biến động.
Tuy nhiên, nhiều bên vẫn thiếu các nguồn lực cũng như khả năng giúp hiện thực hóa tầm nhìn của họ. Trên thực tế, theo một nghiên cứu về các SMEs ở Châu Á Thái Bình Dương, phần lớn các công ty có quy mô này vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình hoàn thiện công nghệ số, và vì vậy, việc tự thiết lập các ứng dụng công nghệ tiên tiến sẽ không phải là một lựa chọn thực sự khả thi cho các tổ chức này.
Điều kì diệu “trên mây”
Một giải pháp cho câu hỏi hóc búa này là công nghệ đám mây. Bằng cách dịch chuyển lên đám mây, SMEs có thể sử dụng các dịch vụ cơ sở hạ tầng và phần mềm phức tạp theo từng gói đăng kí, từ đó mở rộng năng lực trong thời gian ngắn nhất mà không phải đầu tư vào hệ thống bảo trì công nghệ cao đắt đỏ. Đám mây đang san bằng các sân chơi, mang lại cho các công ty nhỏ và linh hoạt lợi thế tiềm năng so với các đối thủ lớn, giải phóng họ khỏi các quy trình thủ công tốn nhiều thời gian, công sức và dễ sai sót. Từ đó, các tổ chức này có thể tập trung vào việc cải thiện dịch vụ và lợi nhuận của mình.
Thế hệ công nghệ đám mây mới đang hứa hẹn những điều mới mẻ. Các ứng dụng đám mây bắt đầu được tích hợp trí thông minh nhân tạo (AI) bên cạnh những chức năng hiện đã được biết đến và tin cậy. Cơ sở hạ tầng đám mây cũng đang tận dụng AI và tự động hóa ở mức độ sâu hơn nhằm đạt được khả năng tự vận hành, tự bảo vệ và tự sửa chữa – có thể nói là tự trị, trong một số lĩnh vực. Điều này tăng cường hiệu suất, cơ hội mở rộng, độ tin cậy, tốc độ và tích hợp bảo mật tốt hơn, từ đó giảm thiểu các mối đe dọa và tăng khả năng hỗ trợ quản lý dữ liệu.
Thực vậy, các doanh nghiệp linh hoạt ở Châu Á Thái Bình Dương đã nhanh chóng khai thác sức mạnh của công nghệ đám mây. Chẳng hạn, Vitarich, một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Philippines, đã chuyển dịch lên đám mây để hiện đại hóa hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ việc truy cập vào các dữ liệu của mình một cách dễ dàng, thuận tiện và an toàn ở mọi nơi, Vitarich có thể cắt giảm sự phụ thuộc vào các chuyên gia tư vấn của bên thứ ba. Theo đó, doanh nghiệp có thể hỗ trợ các nhà phát triển nội bộ đưa ra các báo cáo nhanh chóng hơn, cung cấp cái nhìn sâu sắc dựa trên dữ liệu về tất cả các vấn đề về quản lý hoạt động chăn nuôi trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và giá gia cầm biến động. Bên cạnh đó, với Đám mây Oracle Cloud, Vitarich còn có thể duy trì hoạt động bình thường ngay cả khi các nhân viên phải làm việc tại nhà.
Cần phải hành động như thế nào?
Bà Maria Dzhanan nhấn mạnh, tuy nhiên, với những biến động đã trở thành điều bình thường đối với các SMEs, cùng với những thách thức như thiếu vốn hoặc khó khăn về dòng chi phí, làm thế nào để có thể ứng dụng thành công đám mây có lẽ là một câu hỏi còn cần nhiều nỗ lực đào sâu hơn.
Vậy, câu trả lời là gì?
Các doanh nghiệp nên bắt đầu từ những việc nhỏ, cần quan sát cẩn thận xem: ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu nào có thể hưởng lợi nhiều nhất từ việc dịch chuyển lên đám mây hoặc nên được thay thế hoặc bổ sung bởi các phiên bản trên đám mây; cơ sở hạ tầng phần cứng nào có thể được chuyển lên đám mây. Bạn không cần phải thay đổi toàn bộ từ đầu – chuyển tất cả các giải pháp công nghệ thông tin lên đám mây. Thay vào đó, hãy bắt đầu qua từng tầng, từng giải pháp. Ví dụ, để triển khai các dịch vụ gia tăng giá trị, chuyển ứng dụng lên đám mây có thể giúp bổ sung các phân tích dựa trên đám mây hoặc mở rộng các năng lực kỹ thuật số mới vào hoạt động Nhân sự, Tài chính hoặc Bán hàng & Tiếp thị.
Mọi quá trình chuyển đổi lên đám mây đều có thể được khởi động “miễn phí” với các gói thử nghiệm từ những nhà cung cấp công nghệ thông tin hàng đầu như Oracle. Từ đó, đội ngũ công nghệ thông tin nội bộ và người dùng có thể nắm được kinh nghiệm và tin tưởng các hoạt động của đám mây hơn. Hãy tận dụng những gói thử nghiệm miễn phí này.
Khi bắt đầu thực sự sử dụng dịch vụ đám mây tính phí cho doanh nghiệp, hãy lưu ý đến các gói đề xuất giá. Với mô hình trả tiền theo từng lần sử dụng, bạn có thể bắt đầu mà không cần bất kỳ cam kết thương mại nào. Sau đó, khi cần điều chỉnh quy mô dịch vụ đám mây của mình, hãy cân nhắc để dần chuyển sang mô hình cam kết dài hạn hơn theo tháng với ưu đãi giảm giá linh hoạt.
Dịch chuyển các công việc của doanh nghiệp và dữ liệu liên quan lên đám mây là thách thức không hề nhỏ đối với các SMEs. Các doanh nghiệp nên cân nhắc làm việc với một đối tác đáng tin cậy. Mặc dù sự hỗ trợ này sẽ tốn một khoản chi phí nhất định, nhưng xét đến cùng nó sẽ hiệu quả hơn so với việc thử tự vận hành các hệ thống. Làm việc với đối tác triển khai công nghệ đám mây có chuyên môn và cơ sở hạ tầng phù hợp giúp SMEs không chỉ triển khai tốt các giải pháp đám mây mà còn xây dựng và thực hiện các chiến lược kỹ thuật số một cách dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm.
Bứt phá với các đổi mới liên tục
Bước đột phá ban đầu trong công cuộc chuyển đổi số không phải là không có những thách thức nhất định, nhưng với hệ sinh thái công nghệ ngày càng sôi động của khu vực, tiềm năng của công nghệ đám mây sẽ là vô tận. Sự hỗ trợ của công nghệ dành cho các SMEs sẽ tiếp tục biến nhóm doanh nghiệp này trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ hơn cho khu vực – từ đó xây dựng sự phát triển bền vững cho cả Châu Á Thái Bình Dương.
Sơn Bình
Xem thêm