Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Startup Việt không chỉ nhìn ra mà đã hoà vào thế giới

See this content in the original post

Theo đánh giá của các chuyên gia, startup Việt Nam cần được 'nhúng' vào các trung tâm khởi nghiệp lớn của thế giới để gọi vốn.

Hội thảo thu hút đại diện quản lý nhà nước, các tổ chức đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp và startup

'Nhúng' startup Việt Nam vào môi trường khởi nghiệp thế giới

Ngày 10/12, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo “Kết nối và phát huy các nguồn lực để startups Việt nhìn ra thế giới”. Sự kiện nhằm thu hút nguồn lực đầu tư trong nước, quốc tế, từ các doanh nghiệp lớn, quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hội thảo được bảo trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ với sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, cùng sự tham gia của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ sau 5 năm qua.

"Chúng tôi nhận thức rằng, hoạt động hỗ trợ cần được tiếp tục nhân rộng, đồng thời 'nhúng' startup Việt Nam vào các môi trường khởi nghiệp thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Singapore...", ông Tùng nói.

Đồng quan điểm, bà Trương Lý Hoàng Phi, Tổng giám đốc VinTech City, đơn vị quản lý VinTech Fund cũng cho rằng, đã đến lúc các startup Việt cần chủ động, không chỉ dừng ở bước là mong muốn thành một phần của cộng đồng khởi nghiệp thế giới.

"Đối với tôi startup Việt bây giờ không chỉ nhìn ra thế giới mà đã hoà vào thế giới. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta có thể nói chúng ta là một phần của thế giới rồi", bà Phi lạc quan.

Đưa startup ra nước ngoài gọi vốn

Với vai trò kết nối từ cơ quan quản lý và triển khai các hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết, Mục tiêu của Đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến 2020 (đề án 844) là thu hút được 1.000 tỷ đồng đầu tư cho startup và từ mua bán sát nhập doanh nghiệp, đến 2025 con số này sẽ là 2000 tỷ đồng.

Ông Quất giải thích, mục tiêu cuối cùng của Đề án 844 chính là hiệu quả huy động vốn. Theo ông, giá trị về con người và giá trị doanh nghiệp chính là thước đo cho thấy startup thành công đến đâu.

"Sắp tới, chúng tôi hướng đến đưa các startup trải nghiệm gọi vốn tại những trung tâm cung cấp vốn tại Hàn Quốc, Singapore hoặc xa hơn tuỳ theo độ tuổi của các startup", ông Quất nói thêm.

Ông Trí Hoàng, CEO AI 20X, nhà khởi nghiệp tại Silicon Valley với thương vụ bán lại startup lớn nhất từng lên tới 268 triệu USD, bình luận rằng so với quy mô các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam thì lượng vốn đang đổ vào startup là đáng kể. Theo ông, việc chủ động đưa startup đến các thị trường vốn mạo hiểm lớn là khả thi. Mỹ là một ví dụ.

"Tôi thấy gọi vốn ở Mỹ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam vì công nghệ 4.0 đã mở ra lối mới cho các nhà đầu tư Mỹ. Hầu hết quỹ đầu tư chú ý nhiều đến phần mềm, trong khi phần cứng thì khá giới hạn. Việt Nam đặc biệt giỏi về phần mềm, nên đây là cơ hội tốt cho chúng ta", ông nói.

Trong khi đó, bà Thạch Lê Anh, Nhà sáng lập Vietnam Sillicon Valley, đánh giá lượng vốn đang chảy vào startup Việt tương xứng với mức độ phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp hiện tại của đất nước. So với cách đây 7 năm, quy mô vốn đã phát triển đáng kể. Đơn cử tại VSV, vào năm 2012, mỗi startup được tổ chức này đầu tư chỉ 10.000 USD thì con số hiện tại cũng phải 50.000 USD.

"Singapore là thị trường vốn mạo hiểm nhiều nhất khu vực. Còn Hàn Quốc cũng là nước trong nhóm đầu về rót vốn đầu tư vào Việt Nam", bà Anh cho biết thêm.

Liên Cơ

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post