Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

SpeedUp hỗ trợ kịp thời giúp startup lớn mạnh hơn

See this content in the original post

Nhận được những khoản hỗ trợ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng, các startup đã tận dụng nguồn lực này để mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, phát triển công nghệ…

"Bà đỡ" cho startup  

Mới đây, 689 Cloud, một “ngựa ô” của làng công nghệ Việt với các giải pháp an ninh mạng sử dụng nền tảng đám mây đã được chương trình SpeedUp của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM hỗ trợ 220 triệu đồng.

Lê Xuân Anh, đồng sáng lập 689 Cloud, cho biết đã tiếp cận với chương trình SpeedUp từ “bà mối” là chương trình VSVA - thuộc dự án Vietnam Silicon Valley, Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự án đã được hỗ trợ cực kỳ đúng thời điểm, mở rộng và phát triển thị trường tại Singapore, phát triển phần mềm và phục vụ cho hoạt động marketing sản phẩm.

Các dự án tham gia chương trình gọi vốn.

Hiện tại 689 Cloud đang thử nghiệm sản phẩm tại Singarpore cho đối tác OCBC Bank và Nation Cybersecirity Lab (NCL). Dự án này cũng đã mở văn phòng tại đất nước này và được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tới thăm. Ở thị trường trong nước, một số ngân hàng cũng đã sử dụng giải pháp của 689 Cloud. Ngoài ra, dự án khởi nghiệp này còn hỗ trợ thử nghiệm miễn phí tại một số trường ĐH. 689Cloud đặt mục tiêu tăng tốc trong năm 2019 và có doanh thu 1 triệu USD vào năm 2020.

“Mục tiêu của chúng tôi là doanh nghiệp hàng đầu về giải pháp bảo mật nội dung số trên nền tảng Cloud tại châu Á vào năm 2025. Song song đó, dự án vẫn không ngừng phát triển các chức năng bảo mật mới và xây dụng hệ sinh thái về bảo mật, an toàn thông tin. Chương trình SpeedUp với mức hỗ trợ không quá lớn nhưng lại đúng thời điểm then chốt giúp chúng tôi có thêm nguồn lực thực hiện các mục tiêu lớn lao hơn”- anh Xuân Anh chia sẻ.

Hiện tại, 689Cloud cũng là startup Việt đầu tiên về bảo mật và an toàn thông tin được công nhận và là thành viên trong hệ sinh thái “Bảo Mật & An Toàn Thông Tin” của Cylon Cybersecurity và IEC71.

Tương tự như 689Cloud, Magix - startup chuyên cung cấp các dịch vụ gói hàng toàn diện cũng được hỗ trợ từ chương trình SpeedUp 2017. Hiện nay, startup này đã đạt tăng trưởng 200% năm. Tổng doanh thu ước tính trong 9 tháng năm 2019 là 10 tỉ và dự kiến sẽ đạt doanh thu 12 tỉ trong năm nay. Đây là một con số không nhỏ đối với một startup non trẻ như Magix.

Đỗ Hữu Tân, CEO Magix nhớ lại, thời điểm nhận được khoản hỗ trợ 1 tỉ đồng từ chương trình SpeedUp, doanh nghiệp đang rất cần vốn đế mở rộng chi nhánh tại Hà Nội. Việc mở rộng này bao gồm chi phí mở kho và nhân viên vận hành, đăng ký sở hữu trí tuệ. Nguồn kinh phí này cũng được doanh nghiệp sử dụng để mở rộng nhân sự, mua máy móc, thuê kho mới,… tại TP.HCM nhằm tối ưu hóa vận hành kho.

“Sau khi hoàn tất giải ngân gói hỗ trợ của SpeedUp vào tháng 12/2018, chúng tôi đã gọi vốn thành công lần 2. Có thể nói rằng, chương trình này mang tính hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, giúp chúng tôi phát triển công nghệ và thị trường. SpeedUp cũng giúp chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc gọi vốn và kêu gọi hỗ trợ từ các tổ chức Nhà nước, tư nhân sau này”- vị CEO trẻ bày tỏ.

Startup kỳ vọng có chính sách về đầu tư mạo hiểm 

SpeedUp giúp startup được tiếp cận với nguồn vốn để phát triển thị trường, công nghệ. Song, để chương trình thật sự có sức lan tỏa, các startup cũng kỳ vọng nhà nước có những thay đổi về mặt chính sách, thủ tục.

Theo anh Đỗ Hữu Tân, hiện tại ở Việt Nam chưa có luật đầu tư mạo hiểm. Do đó các thủ tục rót vốn hoặc thoái vốn cũng rất khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp e ngại các thủ tục và các nhà đầu tư cũng e ngại khi biết doanh nghiệp đang được cổ phần tiền của Nhà nước. Điều này cho thấy sự cần thiết cần phải có một bộ luật về đầu tư mạo hiểm trong bối cảnh hiện tại.

Ông Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Khu Công nghệ Phần Mềm - ĐHQG HCM (ITP).

Các chương trình hỗ trợ của Nhà nước còn có một số điều kiện tiếp cận khá khó khăn cho doanh nghiệp. Ví dụ, một số nguồn vốn yêu cầu điều kiện chủ dự án phải có hộ khẩu KT3 ở TP.HCM. Hiện tại các chính sách ưu đãi về lãi suất cho doanh nghiệp khởi nghiệp cũng chưa có thông tư hướng dẫn. Do đó, việc vay vốn ngân hàng cũng phải cần thế chấp tài sản, đa số bằng nhà đất. Điều này khó có startup nào có thể đáp ứng được để vay vốn.

Về thủ tục pháp lý, anh Lê Xuân Anh, đến từ 689 Cloud, bày tỏ mong muốn có thể chuyển qua hình thức làm hồ sơ trực tuyến, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp hơn. Quá trình xử lý hồ sơ, duyệt, giải ngân cần làm với trình tự thời gian nhanh hơn.

Các nhóm trình bày ý tưởng khởi nghiệp trước nhà đầu tư thiên thần.

SpeedUp là chương trình hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp lên tới tối đa 2 tỉ đồng do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM triển khai từ năm 2017. SpeedUp nằm trong chương trình Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM giai đoạn 2016-2020.

Trong 3 năm triển khai SpeedUp đã có 14 cơ sở ươm tạo (đơn vị trung gian rót vốn cho startup) tham gia. Tổng số dự án khởi nghiệp chương trình tiếp nhận là 204 dự án, trong đó có 183 dự án hợp lệ. Số lượng startup trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) chiếm nhiều nhất với 106 dự án.

Có 160 dự án vượt qua vòng sơ tuyển và tham gia vòng đánh gia hội đồng. Sau vòng này, có 50 dự án được đồng ý hỗ trợ từ chương trình SpeedUp (chiếm tỉ lệ 31,2%). Nguồn kinh phí hỗ trợ cho 50 dự án là hơn 33 tỉ đồng, trong đó có 24 startup có đối ứng từ nhà đầu tư khác với số tiền gần 18 tỉ đồng.



Hà An

See this content in the original post

Xem thêm

See this content in the original post