Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Startup Glint muốn trở thành nền tảng tuyển dụng hàng đầu ở Việt Nam

See this content in the original post

Các sinh viên mới tốt nghiệp thường phải đối mặt với cùng một thách thức đó là tìm được công việc phù hợp với đam mê và kỹ năng của mình. Quá trình tìm kiếm việc làm ngay từ trường đại học có thể gây nhầm lẫn và khiến họ lạc đường nhưng cũng có những nền tảng tìm việc giúp các chuyên gia trong tương lai này tìm thấy sự phù hợp với bản thân, như startup tuyển dụng Glint.

Glint được thành lập năm 2013 tại Singapore bởi các doanh nhân trẻ Oswald Yeo, Looi Qin En và Seah Ying Cong để giúp người tìm việc ở châu Á kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Nền tảng này ban đầu chỉ nhằm mục địch giúp ứng viên tìm được việc làm phù hợp nhưng hiện đang phát triển thành một nền tảng phát triển kỹ năng và nghề nghiệp giúp các chuyên gia trẻ trau dồi chuyên môn.

“Chúng tôi thấy rằng có một vấn đề ở Đông Nam Á, nơi rất nhiều người trẻ thiếu khả năng tiếp cận với những cơ hội phù hợp hoặc bộ kỹ năng phù hợp để đến nơi họ muốn. Nhiều người, đặc biệt là ở những nơi như Indonesia và Việt Nam, trải qua nhiều năm học nhưng cuối cùng không có được kỹ năng phù hợp với thị trường việc làm“, Mitch Oswald Yeo – Nhà sáng lập kiêm CEO của Glint chia sẻ với với KrAsia trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Ông đã vạch ra những thách thức tồn tại ở Đông Nam Á hiện nay như: Không có nguồn cung nhân lực lành nghề đáp ứng được nhu cầu thực tiễn vì hệ thống giáo dục không bắt kịp đủ nhanh với nhu cầu của ngành, đặc biệt là trong các ngành dọc nhất định như ngành công nghệ. Điều này tạo ra một cơ hội cho các nền tảng việc làm như chúng ta không chỉ cung ứng nhân lực tài năng sẵn có phù hợp với nhu cầu các nhà tuyển dụng, mà còn tạo ra nguồn cung thông qua các chương trình đào tạo.

Bản thân Yeo chưa tốt nghiệp đại học, vì anh đã bỏ học khi đang theo học Đại học California, Berkeley để tập trung vào khởi nghiệp vào năm 2016. “Tôi bắt đầu xây dựng Glints trước khi đi học đại học. Lúc đầu, việc duy trì cả việc học và Glint là một quyết định sai lầm, theo thời gian tôi nhận ra rằng mình không học được nhiều kỹ năng thực tế từ trường đại học ở Mỹ. Vì vậy tôi quyết định quay lại Singapore và tập trung vào xây dựng nền tảng Glint”, Yeo nói.

Năm ngoái, startup đã ra mắt Học viện Glints, -một bootcamp trong 12 tuần, trang bị cho các chuyên gia trẻ những kỹ năng cần thiết trong ngành công nghệ. Chương trình này cung cấp một loạt các khóa đào tạo chuyên sâu về lập trình web đầy đủ để biến các lập trình viên mới thành các nhà phát triển chính thức.

Sau khi tốt nghiệp chương trình, Glint kết nối sinh viên với các đối tác tuyển dụng như Tokopedia, Bảo hiểm FWD, AIA và những người khác. Để đảm bảo rằng chương trình giảng dạy của Glints phù hợp với các công ty trong khu vực, Glint lắng nghe phản hồi từ các công ty công nghệ khác nhau để tìm hiểu về những kỹ năng họ cần từ người lao động.

Trong sáu tháng qua, 160 sinh viên đã hoàn thành chương trình tại Học viện Glints và 85% trong số họ đã tìm được việc làm thành công trong vòng 60 ngày, Yeo nói. Startup đã nhận được hàng ngàn người đăng ký cho các khóa đào tạo tiếp theo, mặc dù mỗi khóa học chỉ giới hạn 50 người.

Thật thú vị khi Glint đã chọn Batam, một thành phố thuộc quần đảo Riau, làm địa điểm cho học viện thay vì Jakarta. “Batam đã được chọn vì gần Singapore, nơi có nhiều khách hàng của Glint. Chúng tôi có rất nhiều khách hàng Singapore muốn có được nhân lực chất lượng cao từ Indonesia vì ở Singapore còn thiếu nguồn cung”, ông Y Yeo cho biết.

Vì vậy, bằng cách đặt trụ sở tại Batam, mỗi tuần các nhà tuyển dụng có thể từ Singapore sang. Thêm vào đó, chúng tôi muốn tạo thêm cơ hội cho các ứng cử viên được tiếp xúc với các nhà tuyển dụng nước ngoài. Chúng tôi muốn tạo ra tam giác tuyển dụng xuyên biên giới với ba thị trường mà Glints hiện đang hoạt động là Singapore, Indonesia và Việt Nam.

Học viên tham gia đào tạo tại Học viện Glints không nhất thiết phải có nguồn thu nhập ổn định, họ không phải trả trước bất kỳ khoản phí nào, thay vào đó họ sẽ ký thỏa thuận chia sẻ thu nhập với Glints, theo đó sinh viên có thể trả học phí sau khi họ được tuyển dụng.

Batam chỉ là điểm khởi đầu của Học viện Glints, vì startup này đang có kế hoạch mở các trường mới ở Yogyakarta và Jakarta trong tương lai gần. Nó cũng sẽ khởi động các chương trình đào tạo trực tuyến vào tháng Tư. Chúng tôi muốn sinh viên có thể truy cập Học viện Glints trên khắp Indonesia, vì vậy chúng tôi đang nghiên cứu khả năng mở các khóa học ngoại tuyến ở các địa điểm khác nhau, cũng như các chương trình trực tuyến để tiếp cận nhiều sinh viên hơn.

CEO Oswald Yeo của Glints

Nền tảng tuyển dụng của Glints cũng đang cho thấy sự tăng trưởng đầy hứa hẹn. Số lượng người dùng đăng ký tăng gấp bốn lần từ năm 2019 đến 2020. Hiện tại, Glint có khoảng 85.000 nhà tuyển dụng và 2 triệu khách truy cập mỗi tháng.

Không giống như các trang web việc làm khác, Glint áp dụng mô hình tuyển dụng toàn diện, có nghĩa là nền tảng chỉ tính phí các công ty sau khi họ tìm được ứng viên phù hợp để lấp đầy các vị trí còn trống. Với Glint, các công ty có thể lấp đầy các vị trí rất nhanh với chi phí thấp hơn.

“Chúng tôi kết hợp các kỹ năng của các nhà tuyển dụng có kinh nghiệm với hiệu quả của công nghệ, ban đầu các thuật toán sẽ giúp thực hiện danh sách rút gọn và sau đó các chuyên gia tuyển dụng của chúng tôi sẽ làm việc với các nhà tuyển dụng để theo dõi các ứng viên” Yeo nói.

Ông Oswald Yeo cũng nhìn nhận thế hệ trẻ tại Việt Nam có đam mê và nhiệt huyết hướng đến thành công, kết hợp với quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng chuyên môn sẽ giúp họ đạt được mục tiêu theo đuổi nghề nghiệp mơ ước.

“Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với lượng lớn nguồn lực trẻ năng động và sáng tạo. Họ chỉ cần có thêm sự hướng dẫn để bắt đầu hành trình theo đuổi nghề nghiệp mơ ước. Chúng tôi sẽ đem đến lời khuyên và sự hỗ trợ qua các kênh thông tin Instagram, Facebook và Blog”, ông Oswald Yeo – CEO Glints chia sẻ.

Ông Oswald Yeo cho rằng thế hệ trẻ tại Việt Nam cần có nhiều hơn những công cụ hỗ trợ cho việc theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp.

Cho đến nay, Glint đã huy động được 9,7 triệu đô la tài trợ. Vòng đầu tư mới nhất vào tháng 7 năm 2019 do Monk’s Hill Ventures dẫn đầu đã mang lại cho startup này 6,8 triệu USD. Công ty hiện đang thảo luận với các nhà đầu tư khác nhau về vòng tài trợ tiếp theo, nhưng hiện tại chưa có gì được tiết lộ. Trong tương lai, Glints muốn tập trung vào việc chuyển đổi công ty từ một nền tảng tuyển dụng thành một mạng lưới tuyển dụng và giáo dục toàn diện. Công ty cũng đang có kế hoạch việc mở rộng thị trường sang Thái Lan và Philippines.

Hiện tại, Yeo cho biết họ tập trung vào việc biến Glint thành nền tảng tuyển dụng hàng đầu ở Indonesia và Việt Nam.

Hàn Mai

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post