Startup học ngoại ngữ Dualingo muốn gia tăng thị phần tại Việt Nam
Duolingo – ứng dụng học ngoại ngữ có trụ sở tại Mỹ trị giá 1,5 tỷ USD, đang tìm giải pháp để tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam.

Ông Zan Gilani – Giám đốc sản phẩm, phụ trách hoạt động kinh doanh Duolingo tại Việt Nam và Nhật Bản đã chia sẻ với giới truyền thông rằng,ứng dụng này đã thu hút 2,2 triệu người dùng tại Việt Nam trong 12 tháng qua và có khoảng 500.000 người dùng hoạt động hàng tháng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Duolingo chưa tốn bất kỳ khoản chi phí nào cho quảng cáo kể từ khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào năm 2014.
Tuy nhiên, đại diện của Duolingo cho biết là công ty hiện đang tìm cách quảng bá ứng dụng trong thời gian tới để thu hút nhiều người dùng hơn. “Việc học tập rất được quan tâm tại Việt Nam, đặc biệt là học tiếng Anh. Mặc dù học trực tuyến chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng đang ngày càng được quan tâm”, Gilani cho biết.
Theo ông Gilani, 65% người dùng Duolingo ở Việt Nam dưới 30 tuổi và tỷ lệ người học cho biết họ đạt được các kỹ năng tiếng Anh, từ đó cơ hội việc làm của họ tăng gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Theo tiết lộ, Duolingo có thể mở rộng để cung cấp các khóa học ngôn ngữ mới cho người học tiếng Việt, bao gồm tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Trung. Duolingo có dịch vụ trả phí, với 13 USD/tháng để xóa quảng cáo, truy cập tài liệu học tập ngoại tuyến và một số lợi ích khác.
Với 300 triệu người dùng trên toàn thế giới, Duolingo là một trong những ứng dụng học ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Ứng dụng được ra mắt vào năm 2011 bởi Luis von Ahn và Severin Hacker. Startup này đã huy động được 138 triệu USD cho đến nay, theo dữ liệu trên Crunchbase.
PV
Xem thêm
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ký Quyết định Ban hành Chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.
Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Ở lĩnh vực khoa học công nghệ, nhiều chính sách được xem là "chìa khóa" giúp tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực xã hội để thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thành phố.
Chiều 20-1, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ (KH-CN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức phiên họp thứ nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì phiên họp.
Tọa đàm được tổ chức với mong muốn tạo ra nền tảng vững chắc để Thành phố có thể triển khai các bước đi chiến lược tiếp theo. Với sự hỗ trợ của các chính sách ưu đãi, môi trường pháp lý linh hoạt, nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng hạ tầng công nghệ hiện đại, TP.HCM hoàn toàn có thể phấn đấu trở thành một Trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu trong khu vực.
Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh chọn chủ đề công tác năm là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội”.
Chiều ngày 27/12/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Ngày 26/12/2024, Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (QTC) phối hợp cùng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức hội thảo “Tuyên truyền phổ biến về kết quả áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường của doanh nghiệp”.
Nhiều sáng kiến, kinh nghiệm xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) của TP.HCM, Bến Tre, Đà Nẵng,… được chia sẻ tại hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức chiều 17/12 trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2024 (WHISE 2024).
Trong khuôn khổ Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2024 (WHISE 2024) đã diễn ra Diễn đàn quốc tế về đại học khởi nghiệp. Tại đây, 5 trường đại học đã ký cam kết, tiên phong hưởng ứng chuyển đổi sang mô hình đại học khởi nghiệp, bao gồm: trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM (HCMUT); trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU); trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM (UEL); trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) và trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Sáng ngày 18/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị 272, Quận 3, TP.HCM đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về trí tuệ nhân tạo (AI) với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực hành chính công tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Sự kiện do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức nhằm định hướng nghiên cứu và ứng dụng AI trong lĩnh vực hành chính công, góp phần xây dựng Thành phố thông minh, hiện đại.