Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Startup Việt trong nguy có cơ, sẽ thăng hoa trong năm 2021

See this content in the original post

Trong lúc dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chậm lại, vốn đầu tư cho startup đang có dấu hiệu phục hồi.

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Nhiều startup gặp khó khăn trong tìm kiếm đầu tư trong khi phải đối diện với việc phải tinh chỉnh kế hoạch kinh doanh và thay đổi mô hình làm việc để phù hợp với thay đổi. Dù vậy, không ít startup vẫn tìm được cách bật tăng trở lại và thăng hoa trong đại dịch.

Tốc độ gọi vốn chậm lại

Kiểm soát tốt đại dịch trong khi các quốc gia còn lại trongkhu vực vẫn đang ngập trong khủng hoảng mà COVID-19 mang lại đã cho Việt Nam một lợi thế lớn. Số vốn đầu tư trong nửa đầu năm 2020 giảm 22% so với cùng kì năm trước, tuy nhiên đã có những dấu hiệu hồi phục trong 6 tháng cuối năm.

Theo một báo cáo từ Do Ventures, trong số 6 nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á, các công ty Việt Nam chiếm 16% trong tổng số tiền nhận cam kết đầu tư thời gian qua, xếp thứ 3 và chỉ đứng sau Singapore (37%) và Indonesia (30%).

Thực tế cho thấy lệnh hạn chế đi lại làm chậm dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam song các nhà đầu tư mạo hiểm lại xem quốc gia này là điểm đến ưu tiên trong khu vực Đông Nam Á.

Trong nguy có cơ

Theo e27, Nhiều startup Việt Nam vẫn gọi vốn thành công trong đại dịch COVID-19 cho thấy các quỹ đầu tư vẫn tự tin vào mô hình kinh doanh, sự sáng tạo và tiềm năng của các startup nội địa.

Startup thương mại điện tử giao hàng Loship gọi vốn thành công vòng bridge (cầu nối) do Vulpes Investment Management (Singapore), DAAL Ventures (Arab Saudi) và Wealth Well dẫn dắt. "Nếu có một công ty tốt, sản phẩm tốt phù hợp thị trường và tăng trưởng tốt, bạn có thể gọi vốn ngay cả trong bối cảnh biến động", ông Nguyễn Hoàng Trung, CEO Loship, chia sẻ.

Wee Digital, một startup fintech Việt, cũng gọi vốn thành công lên tới 7 chữ số từ công ty đầu tư mạo hiểm hàn quốc InterVest và cổ đông hiện hữu VinaCapital Ventures. Tương tự, công ty giải pháp TMĐT OnPoint nhận 8 triệu USD đầu tư từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam trong vòng Series A.

Khi được hỏi về trải nghiệm gọi vốn mới đây, ông Nguyễn Hoàng Trung, CEO Loship, thừa nhận sự khó khăn để thuyết phục nhà đầu tư trong thời kì khủng hoảng. "Chúng tôi thay đổi kế hoạch gọi vốn hoàn toàn", ông chia sẻ. "Thay vì gọi các vòng lớn, chúng tôi chia thành các thương vụ nhỏ", ông nói thêm và tiết lộ toàn bộ các hoạt động gọi vốn thực hiện từ xa qua Zoom.

Ông Trung cho biết, với các thương vụ lớn, các nhà đầu tư thận trọng hơn và muốn thẩm định đầu tư thông qua gặp trực tiếp. Vì thế, việc chậm trễ đầu tư có khả năng cao sẽ xảy ra. Việc chia nhỏ đầu tư giúp các nhà đầu tư dễ đưa ra quyết định hơn.

Tương tự Loship, việc gọi vốn vòng Series D gần đây của Momo cũng hoàn toàn diễn ra một cách trực tuyến. Ban lãnh đạo Momo tiết lộ, đây cũng là lần duy nhất công ty gọi vốn mà "không phải đi đâu cả" khi toàn bộ quy trình đều diễn ra trên các nền tảng online.

Mặc dù công ty không tiết lộ số tiền nhận đầu tư, nhưng một nguồn tin từ Bloomberg cho biết lần gọi vốn Series D của Momo có giá trị lên đến 100 triệu USD.

Trang e27 nhận định dù vẫn còn nhiều khó khăn và đổi thay, các startup Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để thăng hoa trong năm 2021 với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các vòng đầu tư mới và triển vọng tích cực.

Thái Sơn

See this content in the original post