Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Startup y tế “hứng” dòng vốn khủng!

See this content in the original post

Dịch bệnh Convid-19 đang là cú huých giúp các startup y tế nhận vốn đầu tư lớn, gia tăng giá trị trong thời gian qua

Liên tiếp đón dòng vốn lớn

eDoctor, một công ty công nghệ khởi nghiệp bằng ứng dụng eDoctor trên smartphone, tablet cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chủ động đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ năm 2014. Tháng 10/2014, eDoctor ra mắt Tổng đài tư vấn chăm sóc sức khỏe với sự tham gia của các bác sỹ. Tháng 6/2016, eDoctor nhận tài trợ trị giá 80.000USD từ Facebook và đến giữa năm 2017, khi trở thành đối tác chăm sóc sức khỏe cho hơn 100 doanh nghiệp thì eDoctor đã được hận tài trợ trị giá 50.000USD từ Google.

Đến tháng 4/2020, khi phát triển, hợp tác với hơn 500 điều dưỡng, hơn 400 bác sĩ, 80 phòng khám và bệnh viện trên cả nước, đã phục vụ gần 100.000 lượt khám sức khỏe cho cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp thì eDoctor lần đầu tiên được rót vốn 1,2 triệu USD từ 4 quỹ đầu tư CyberAgent Capital, Genesia Ventures, Bon Angels và Nextrans. Trong đó, riêng CyberAgent Capital đã rót vào 500.000 USD. Thương vụ kéo dài nửa năm và được chốt chóng vánh vào cuối tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 vào cao trào, bất chấp dòng vốn đầu tư chững lại.

Ông Huỳnh Phước Thọ, Đồng sáng lập và Phó tổng giám đốc eDoctor, cho biết eDoctor sẽ dùng khoản đầu tư mới này để tiếp tục xây dựng hệ thống tư vấn sức khỏe từ xa và đưa dịch vụ y tế đến người dùng thông qua ứng dụng di động.

"eDoctor sẽ sử dụng nguồn vốn để đảm bảo sự phát triển liên tục, cung cấp thêm nguồn lực cho các hoạt động y tế từ xa trong thời điểm toàn xã hội đang thực hiện cách ly để phòng chống dịch bệnh," ông Thọ cho biết.

Trước eDoctor, vào tháng 3/2020, một thương vụ lớn khác là startup y tế Doctor Anywhere đã công bố gọi vốn thành công 27 triệu USD. “Tuổi đời” của Doctor Anywhere thậm chí mới chưa thôi nôi, Startup này mới ra mắt từ giữa năm 2019.

Doctor Anywhere là ứng dụng chuyên cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, cho phép người dùng kết nối trực tuyến với đội ngũ bác sĩ uy tín trên khắp đất nước để tư vấn sức khoẻ qua hội thoại video. Sau đó, thuốc sẽ được giao tận tay người dùng trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Hiện, Doctor Anywhere đã và đang hoạt động tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM với đội ngũ gồm 100 bác sĩ đến từ các Bệnh viện lớn như BV Bạch Mai, Chợ Rẫy, Nhi TW. Đồng thời, Doctor Anywhere Việt Nam cũng ký hợp tác chiến lược với Bảo Minh, Ngân hàng Quân đội (Mbbank), Viettel để tạo các nền tảng từ xa nhằm cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng về chăm sóc sức khoẻ cho các khách hàng ưu tiên của các tập đoàn và tổng công ty lớn.

Thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2019 ước đạt quy mô 6,5 tỷ USD. Trong đó, thị trường thuốc không kê toa (OTC) ước 1,6 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2022 là 9,5%/năm. Quy mô tiêu dùng dược phẩm hàng năm vào khoảng 4,5 tỷ USD (Nguồn: Business Monitor International).

Ông Nguyễn Thành Phan, Giám đốc Doctor Anywhere Việt Nam cho biết: “Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ chúng tôi trong việc đa dạng hóa và tối ưu hóa các sản phẩm, dịch vụ, thực hiện theo đúng sứ mệnh của dự án là mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận cho tất cả mọi người với một giá thành hợp lý. Đây là điều chúng tôi vẫn đang thực hiện một cách nhất quán kể từ khi tiến vào thị trường Việt Nam bởi chúng tôi quan niệm đó là chìa khóa để xây dựng sự uy tín, tạo dựng niềm tin vào một khái niệm chăm sóc sức khỏe kiểu mới trong thời đại kỹ thuật số”.

Nhưng Starup y tế nhận được vốn “khủng” nhất từ đầu năm 2020 đến nay lại thuộc về Pharmacity - Nhà bán lẻ Dược phẩm lớn nhất Việt Nam- khi Startup này gọi vốn thành công gần 32 triệu USD (khoảng 730 tỷ đồng) của vòng Series C.

Năm 2019, Pharmacity đã mở thêm 95 cửa hàng, đạt tới 252 cửa hàng và dự năm 2020, chuỗi bán lẻ dược phẩm này sẽ mở mới 350 cửa hàng và đạt con số 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021.

Đại diện Pharmacity cho biết, khoản vốn đầu tư mới này sẽ giúp công ty mở rộng mạng lưới cũng như mảng kinh doanh dự kiến giúp đưa doanh thu của Pharmacity trong năm nay lên mức hơn 3.000 tỷ đồng, theo kế hoạch được công ty đề ra. Doanh thu dự kiến cũng sẽ tăng hơn 230% so với năm 2019.

Ngành “hoa hậu” trong dịch bệnh

Trên bình diện chung, xu hướng dồn tiền, chọn ngành đầu tư vào Startup y tế đã trở nên mạnh mẽ từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới. Số liệu mới nhất của báo cáo Startup Health Insights về thị trường vốn vào startup y tế ghi nhận quý I/2020 đã có mức rót vốn kỷ lục chưa từng có là 4,5 tỉ USD vào các startup y tế số, trước khi thị trường bắt đầu suy giảm do đại dịch Covid-19. Đây là mức cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua, và tăng đến 41% so với cùng kỳ năm ngoái.


Startup Health Insights nhận định, khi nền kinh tế nói chung và thị trường đầu tư nói riêng chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19, các startup công nghệ y tế vẫn có thể duy trì hy vọng, đặc biệt là những startup hỗ trợ các giải pháp ứng phó với đại dịch. Khi so với dữ liệu cùng kỳ năm ngoái, việc rót vốn cho các startup trong lĩnh vực y tế từ xa (telemedicine) và theo dõi sức khỏe bệnh nhân (patient monitoring) đã tăng trưởng đáng kể, lần lượt tăng 1.818% và 168% so với quý I/2020, nghĩa là tăng gấp gần 20 lần và 2,68 lần. Sức khỏe tinh thần, một lĩnh vực thường không thu hút nhiều vốn đầu tư, cũng đã gia tăng 65% mức rót vốn, cho thấy đại dịch Covid-19 cũng đã giúp mang đến những tín hiệu tích cực cho những lĩnh vực vốn thường bị bỏ qua trong đầu tư vào đổi mới y tế.

Trong xu hướng chung, việc rót vốn lớn vào Startup y tế Việt Nam là điều dễ hiểu, chưa kể, Việt Nam còn là thị trường vô cùng tiềm năng.

Ông Nguyễn Thành Phan nhận định, Việt Nam đang có cơ hội vàng để "số hóa" ngành y tế theo hướng tích cực. Và trong mắt các nhà đầu tư, thị trường y tế tại Việt Nam hiện chưa được khai phá với nhiều tiềm năng hấp dẫn.

“Hiện các bệnh viện tuyến đầu Việt Nam luôn chứng kiến tình trạng quá tải. Đây là vấn đề mà công nghệ hoàn toàn có thể góp phần giải quyết, đặc biệt là khi người dùng hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, tránh để bệnh nặng hơn, vô tình gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Vì thế, với chúng tôi, Việt Nam như một thị trường chưa được khai phá với nhiều tiềm năng hấp dẫn”, ông Phan nhận định.

Còn theo ông Trần Quốc Dũng, Nhà đầu tư khởi nghiệp thị trường Nhật Bản, thiết bị, công nghệ y tế sẽ là lĩnh vực phát triển mạnh tại Việt Nam trong hiện tại và vài năm tới. Theo đó, các lĩnh vực như: Ứng dụng IoT giám sát chỉ số sức khỏe, xây dựng hệ thống Telemedicine giảm gánh nặng cơ sở y tế tuyến trên và các hệ thống nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế như: Tìm kiếm thông tin, đăng ký dịch vụ, kết nối dữ liệu, kết nối bác sĩ, dược sĩ, chăm sóc sau khi sử dụng dịch vụ... sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những người có dự định khởi nghiệp trong lĩnh vực này

Lĩnh vực y tế đang là mảnh đất vàng cho startup phát triển. Đây cũng là lĩnh vực đang nhận được sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp mạnh ở Việt Nam như Vingroup, Thế giới Di động, FPT Retails, Digital World…hay các quỹ đầu tư như Mekong Capital, ngay VinaCapital ,SAM đầu tư vào nhà thuốc Mỹ Châu...

Hiện Việt Nam đang có một tố startup y tế tiềm năng như: MedProve Inc là nhà cung cấp giải pháp Quản lý Dữ liệu Lâm sàng, ViCare –Nền tảng tra cứu thông tin y tế, kết nối người dùng với các dịch vụ y tế, MediThank – Ứng dụng lưu trữ dữ liệu y khoa, tối ưu hóa công nghệ chăm sóc sức khỏe...Rất có thể, trong thời gian tới, các Startup y tế sẽ nở rộ hoặc tiếp tục nhận được dòng vốn đầu tư lớn như trong thời gian qua.

Hữu Tuấn

See this content in the original post

Xem thêm

See this gallery in the original post