Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Thư viện thông minh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM kết nối dữ liệu sách từ ĐH Harvard

See this content in the original post

Thư viện thông minh Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) có hơn 398.000 đầu sách thuộc lĩnh vực kinh tế, trong đó có 600 đầu sách đến từ Harvard. Đồng thời, thư viện kết nối cơ sở dữ liệu với hơn 90 nhà xuất bản các trường đại học danh giá của Mỹ, châu Âu như ĐH Cambridge, Đại học Havard, Đại học Oxford,... Người học có thể đăng ký các phòng tự học, tra cứu tài liệu online trên website và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của nhân viên thư viện.

Sáng 13/10, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã đưa vào vận hành thư viện thông minh của trường. Đây là thư viện chuyển đổi số, được đầu tư hạ tầng hiện đại và tự động trong tất cả các khâu, người dùng có thể dễ dàng tìm sách, mượn sách, đặt phòng học… chỉ với chiếc điện thoại thông minh.

Theo bà Hoàng Tuyết Anh - giám đốc thư viện nhà trường, hiện tại thư viện của trường có 3 cơ sở ở ba nơi khác nhau nhưng chỉ cần 10 nhân viên để có thể quản lý tất cả các hoạt động.

"Không chỉ thông minh, các dữ liệu từ hạ tầng, dịch vụ và trải nghiệm, công tác quản trị của thư viện này đã được quan tâm thu thập lại, để tiếp tục nghiên cứu… Thư viện này sẽ mang lại những giá trị mới từ đó có cơ hội trở thành trường học đầu tiên của Việt Nam thậm chí là khu vực Đông Nam Á hoàn chỉnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện", bà Tuyết Anh cho hay.

Không gian của thư viện trang bị nhiều camera cảm biến và thiết bị thu thập thông tin khác. Nhờ ứng dụng công nghệ IoT, các thông số như lượng người đang tập trung ở bất kỳ vị trí nào; chất lượng không khí như bụi mịn, nhiệt độ, độ ẩm; tiếng ồn, cường độ ánh sáng đều được hệ thống thu thập để có những điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh đó, thư viện còn trang bị chip đo âm thanh, vận dụng những thuật toán thông minh để phân tách giữa khu vực trao đổi học tập sôi động và khu vực tập trung cần yên tĩnh. Công nghệ IoT, kiến trúc và nghiệp vụ thư viện kết hợp với nhau không những tiết kiệm năng lượng, bảo vệ sức khỏe sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên mà còn giúp không gian thư viện được cá nhân hóa cao độ, phù hợp với từng hoạt động diễn ra tại các khu vực.

See this content in the original post