Thúc đẩy hoạt động thương mại hóa sản phẩm và công nghệ tại Khu Công nghệ cao

   

Đã có 7 dự án tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm từ công nghệ cao trong hoạt động nghiên cứu triển khai tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2018 tuy nhiên hiện chỉ mới có 4 sản phẩm có mặt trên thị trường.

IMG_7206.JPG

Nhằm phát triển các sản phẩm nghiên cứu phát triển (R&D) từ quy mô Phòng thí nghiệm chuyển sang giai đoạn sản xuất quy mô công nghiệp với kỳ vọng các sản phẩm R&D này sẽ trở thành sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của nền kinh tế Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt các dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm R&D trong giai đoạn 2017 – 2018.

Có 7 dự án KHCN tham gia chương trình đến từ các đơn vị như Nanogen, Geneworld, USM, Memsitech, Viotek, Neetech, Greentech, Viện Vật liệu xây dựng và Trung tâm R&D. với tổng kinh phí thực hiện là hơn 20 tỷ đồng, trong đó NSNN hỗ trợ 5.5 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ không quá 30% tổng kinh phí thực hiện) và DN đối ứng 15.4 tỷ đồng.

Chia sẻ tại buổi tổng kết, ông Huỳnh Lê Minh - Trưởng phòng Quản lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế cho biết, mặc dù nhận được sự ủng hộ nguồn lực cũng như tài lực từ phía UBND Thành phố cùng các Sở, ban ngành tuy nhiên thời gian thực hiện 1 năm rất ngắn để đưa sản phẩm ra thị trường.

Ông Huỳnh Lê Minh - Trưởng phòng Quản lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.

Ông Huỳnh Lê Minh - Trưởng phòng Quản lý Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.

Ông Minh cho biết, hiện có 2 dự án USM, Viện VLXD, và một số dự án liên quan đến dược cần thời gian thử nghiệm lâm sàn. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ mới hỗ trợ  4/7 hoạt động thúc đẩy thương mại hóa. Ngoài ra, các đề tài chưa thể định giá tài sản trí tuệ để chuyển giao quyền sở hữu.

Cùng với sự nỗ lực của chương trình thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm R&D trong giai đoạn 2017 – 2018. Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao -SHTP Labs đã mang đến những thành tựu đáng chú ý trong hoạt động thương mại hóa sản phẩm và công nghệ qua mô hình hợp tác 3 nhà giữa Khu CNC, đại học và doanh nghiệp tại Khu CNC.

Ông Võ Kế Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển SHTP Labs cho biết, mô hình hợp tác nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm từ hoạt động R&D của Trung tâm nghiên cứu triển khai hiện đã hoàn thành 4 dự án khoa học và công nghệ thí điểm hỗ trợ thương mại hóa.

Bao gồm hoàn thiện công nghệ MEMS trong việc chế tạo linh kiện cảm biến áp suất ứng dụng xây dựng các module đo mực nước; công nghệ chế tạo keo tản nhiệt từ nền vật liệu Carbon Nanotube và Graphene ứng dụng trong các thiết bị điện tử hay như công nghệ sản xuất bột Nano Lycopen để ứng dụng vào sản xuất viên nang chống nắng; quy trình tạo vật liệu Nano Cellulose kết hợp với chiết xuất nhung hươu định hướng ứng dụng trong quá trình làm lành vết thương.

Ông Võ Kế Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển SHTP Labs

Ông Võ Kế Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển SHTP Labs

Đồng thời SHTP Labs cũng đã hỗ trợ đăng ký 21 sở hữu trí tuệ và đã được cấp 10 bằng sáng chế. Không chỉ vậy, đơn vị nghiên cứu này cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệm thương mại hóa 8 thành phẩm như Nacur Vital, viên nang thực phẩm chức năng Nano curcumin phối hợp với Vitamin C…

Phát biểu chia sẻ về hoạt động thương mại hóa, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP cho biết, trong quá trình hình thành và phát triển SHTP, thương mại hóa là một trong nhưng nhiệm vụ quan trong của Khu CNC, tuy nhiên trong nhiều năm qua hoạt động này chưa thực sự tạo được dấu ấn. Doanh thu của Khu CNC hiện phần lớn đến dừ doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước tại đây còn rất khiêm tốn.

IMG_7199.JPG

Ông Thi cho biết định hướng phát triển của Khu Công nghệ cao TP.HCM sẽ tiếp tục định hình là một khu thu hút FDI công nghiệp từ các công ty đa/xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh về CNC nhằm thu hút, thích nghi hóa và khuếch tán CNC tới các ngành công nghiệp có thế mạnh của Thành phố và khu vực. Đồng thời cũng bắt đầu các hoạt động nghiên cứu – đào tạo, đặc biệt là ươm tạo doanh nghiệp CNC, nhằm góp phần xây dựng năng lực nội sinh về CNC.

Song song với tiếp tục phát triển các chức năng về công nghiệp CNC; ở giai đoạn này Khu CNC TP.HCM tăng cường đầu tư các hoạt động nghiên cứu – triển khai, phát triển năng lực nội sinh về CNC, xây dựng Khu trở thành nguồn động lực CNC cho phát triển kinh tế ở phía Nam và cả nước. Mục tiêu chính của Khu lúc này là trở thành một tiểu đô thị khoa học – CNC và là đầu kéo mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp CNC theo hướng kinh tế tri thức ở Việt Nam.